Chiếm đoạt tài sản là vi phạm gì?
Mục lục
Hành vi chiếm đoạt tài sản bắt đầu khi người chiếm đoạt thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình. Hành vi này được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi như: lừa đảo, lén lút, dùng vũ lực, lạm dụng quyền hạn,… Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.
1. Trường hợp chiếm đoạt tài sản cấu thành tội
Theo Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả làm khách nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản.
2. Khung hình phạt
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” theo Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp: Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc tài sản dưới 2.000.000 (đối với đối tượng đã có tiền án).
Khung hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
- Có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp, xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
3. Phan Law Vietnam
Hiện nay các đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản rất tinh vi. Những trường hợp lừa đảo có thể gây thiệt hại đáng kể về tài chính và tinh thần của nạn nhân, do đó sự can thiệp của luật sư là cần thiết.
Đến với Phan Law Vietnam, đội ngũ luật sư chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến các hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm cách thức khởi kiện và quyền lợi của khách hàng. Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục và giám sát quy trình pháp lý để khởi kiện và đòi lại tài sản đã bị lừa đảo chiếm đoạt. Ngoài ra chúng tôi sẽ tham gia điều tra, thu thập chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc tố tụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Vì vậy hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Tác giả: Vân Anh