Đánh cắp thông tin cá nhân
Mục lục
Dữ liệu cá nhân trở thành loại tài nguyên giá trị trong kỷ nguyên số. Thế nhưng dữ liệu này, liên tục bị lợi dụng, trở thành “món hàng” để mua bán hoặc thực hiện chiêu trò lừa đảo. Nhiều thông tin cá nhân, như: tên tuổi, ngày sinh, số điện thoại,… đang bị sử dụng bởi một tài khoản ảo trò chơi, đánh bạc,… Hay là tự dưng các số lạ gọi tới tấp để chào bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ gì đó. Hi hữu hơn, có trường hợp liên quan tới một vụ việc đang bị điều tra mà mình chẳng liên quan. Vậy việc đánh cắp thông tin cá nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn và giải đáp câu hỏi này.
1. Đánh cắp thông tin cá nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Quyền bí mật về đời tư là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, bất kỳ ai cũng có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Người nào có hành vi đánh cắp thông tin, tiết lộ những thông tin đời tư cá nhân của người khác đều là phạm pháp. Tùy vào dấu hiệu phạm tội mà hành vi đánh cắp thông tin cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng, cụ thể như sau:
- Cố ý xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác nhằm đánh cắp thông tin theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Khi người lấy cắp thông tin cá nhân để cung cấp cho bên thứ 3 hay sử dụng trái phép những thông tin này gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Nếu người đánh cắp thông tin rồi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Người có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2. Chế tài xử lý hình sự việc đánh cắp thông tin cá nhân
Phải căn cứ vào dấu hiệu tội phạm cũng như các bằng chứng, để xác định tội danh. Như đã đề cập ở trên, đánh cắp thông tin cá nhân có thể bị xử lý theo các tội danh và mức xử phạt như sau:
Trường hợp 1: Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm – 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp 2: Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288)
- Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Trường hợp 3: Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
- Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 12 năm;
- Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Trường hợp 4: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý
Tùy vào dấu hiệu tội phạm, tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà bị truy cứu hình sự theo tội danh và khung hình phạt tương ứng. Để có thể hiểu rõ hơn về hành vi đánh cắp thông tin cá nhân của người khác, hãy liên hệ ngay cho Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để có thể được giải đáp nhanh nhất. Chúng tôi hỗ trợ, bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau:
- Tư vấn chi tiết và đưa ra hướng xử lý các vấn đề liên quan đến vụ án;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình giải quyết;
- Tham gia hoạt động tố tụng hình sự trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ;
- Làm đơn khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi thấy cần thiết,…