Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Mục lục
Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người là vấn đề nhức nhối về ý thức tham gia giao thông của người dân, dẫn đến thiệt hại về tính mạng và tài sản của người khác. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chế tài xung quanh việc gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người.
1. Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hành vi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người là việc hai hay nhiều phương tiện đang lưu thông trên đường va chạm vào nhau dẫn đến thương vong về tính mạng con người.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông có thể là ở mặt khách quan và chủ quan:
- Phương tiện giao thông không có sự an toàn, hư hỏng máy móc….
- Do thời tiết xấu như mưa lớn, bão hay gió lớn cũng là một nguyên nhân;
- Hệ thống các biển báo không có hoặc không hợp lý, không có chỉ dẫn cho người tham gia giao thông, đường xá nhiều hư hỏng…
- Không có kiến thức pháp luật giao thông khi điều khiển phương tiện di chuyển;
- Ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, dẫn đến việc vi phạm các quy định giao thông;
- Việc triển khai, rà soát đối với những đối tượng quản lý lái xe chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả ,còn lỏng liệu dẫn đến việc kiểm soát lượng phương tiện giao thông không được đảm bảo.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, không phải trường hợp nào cũng sẽ bị chịu chế tài của pháp luật. Khi đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì mới phải truy tố và chịu chế tài của pháp luật.
Cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Khách thể: Tội đã xâm phạm đến những quy định đối với trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Chủ thể: Tất cả chủ thể tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng của người khác. Tuy nhiên độ tuổi của người gây tai nạn nên chú ý như sau:
Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự trước tiên cần xét đến độ tuổi của người gây ra tai nạn dẫn đến chết người. Theo Khoản 2, Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm tội đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, trường hợp người gây ra tai nạn dẫn đến chết người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về hình sự.
- Mặt khách quan: Những hành vi vi phạm quy định giao thông được thể hiện như: Điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích khác; không đội mũ bảo hiểm; không giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ; không đi bên phải theo chiều của mình,… Hậu quả của tội vi phạm quy định an toàn giao thông như: làm chết người; gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe; gây thiệt hại về tài sản;
- Mặt chủ quan: Lỗi của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông là lỗi vô ý. Trong trường hợp này lỗi của chủ thể thể hiện qua sự quá tự tin hoặc cẩu thả và cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc khó có thể xảy ra được.
2. Chế tài xử lý việc gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Khi vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người thì người vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật hình sự.
Theo Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật hình sự:
“Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC:
“Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản”
Xét thấy việc vượt đèn đỏ là hành vi trái quy định giao thông đường bộ, và hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân thì bạn đã cấu thành tội quy định tại Điều 202 Bộ Luật Hình sự. Do đó, ngoài việc bồi thường cho người chết, bạn của bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Và tùy theo các tình tiết của vụ việc, Tòa án sẽ tuyên án theo khung hình phạt như sau:
– Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm;
– Phạt tù từ ba năm đến mười năm;
– Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.