Hành vi chiếm đoạt tài sản công ty bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hiện nay, nhiều công ty giao quyền cho nhân viên cầm tiền, tài sản để thực hiện nghĩa vụ phục vụ cho công việc. Qua đó, một số trường hợp xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, nhân viên sau đó cắt đứt liên lạc với công ty. Với những tình huống như vậy thì hành vi chiếm đoạt tài sản công ty có bị xử lý như thế nào?
1. Hành vi chiếm đoạt tài sản công ty là gì?
Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công ty là hành vi lừa dối nhằm mục đích khiến người khác tin tưởng vì mục đích cá nhân, trái pháp luật. Bên cạnh đó, dây còn là hành vi cố ý chuyển trái phép tài sản thuộc quyền quản lý của người khác thành sở hữu của chính mình.
Theo đó, tài sản thường là:
- Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Bất động sản và động sản. Bất động sản, động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công ty là hành vi lừa đảo của một người nhằm mục đích chuyển nhượng trái phép tài sản như đồ vật, tiền bạc, giấy tờ có giá trị,… do một người sở hữu và quản lý vào quyền sở hữu của mình.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lừa dối, do người phải chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện và vi phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.
2. Tội chiếm đoạt tài sản công ty bị xử phạt như thế nào?
Tùy vào mức độ phạm tội, giá trị tài sản, chức danh trong công ty mà tội chiếm đoạt tài sản công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo 2 tội sau:
2.1. Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công ty là hành vi:
- Vay, mượn, thuê tài sản của công ty hoặc nhận được tài sản của công ty bằng các hình thức hợp đồng: hợp đồng lao động, hợp đồng bàn giao tài sản,… rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
- Vay, mượn, thuê tài sản của công ty hoặc nhận được tài sản của công ty bằng các hình thức hợp đồng: hợp đồng lao động, hợp đồng bàn giao tài sản,… và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về mức xử phạt Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công ty như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng:
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xem thêm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có bị tù chung thân?
2.2. Tội Tham ô tài sản
Tội tham ô tài sản công ty là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định xử phạt Tội tham ô tài sản công ty như sau:
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt của công ty từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
Người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm – 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Tư vấn pháp luật về tội chiếm đoạt tài sản công ty
Có thể thấy rằng hành vi chiếm đoạt tài sản công ty xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Nếu gặp phải trường hợp này mà chủ doanh nghiệp chưa biết làm gì thì hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ Luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng giải đáp mọi thắc mắc và làm thủ tục khởi kiện nếu có yêu cầu.
Bên cạnh đó, dành cho bị can, bị cáo bị phạt tội chiếm đoạt tài sản mà muốn giảm nhẹ tội, bào chữa, minh oan thì Phan Law Vietnam cũng sẵn sàng hỗ trợ.