Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định?
Mục lục
Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình là thắc mắc thường được đặt ra với những trường hợp hành vi nhận hối lộ. Vậy khi nào hành vi nhận hối lộ này sẽ phải chịu án tử hình cao nhất?
1. Quy định tội nhận hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội nhận hối lộ được quy định cụ thể tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể như:
Hành vi nhận hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian bằng việc nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Có thể thấy, hành vi nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng của cá nhân có chức vụ, quyền hạn gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này còn làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, từ đó làm nguy cơ suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân viên; cũng như hoạt động quản lý nhà nước.
2. Cấu thành của tội nhận hối lộ
Người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi có đầy đủ các căn cứ sau đây:
– Khách thể:
- Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
– Mặt khách quan: Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích xét ở đây được pháp luật Hình sự xem xét là:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
– Mặt chủ quan:
- Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội đưa hối lộ luôn được xét với lỗi cố ý trực tiếp.
- Do bản chất người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
– Chủ thể:
- Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, theo đó họ là những người có chức vụ quyền hạn thuộc Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Nhờ vào chức vụ; quyền hạn của mình, người phạm tội có căn cứ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ.
Xem thêm: Phân biệt tội nhận hối lộ và tham nhũng theo quy định hiện hành
3. Người có hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?
Người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội nhận hối lộ còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Khoản 5 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
4. Luật sư tư vấn pháp lý tội nhận hối lộ – Phan Law Vietnam
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị tư vấn pháp lý, giải đáp thắc mắc về tội nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình cho Khách hàng. Với đội ngũ Luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và am hiểu Pháp luật tại Phan Law Vietnam, chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy định về tội phạm này.
Luật sư tại Phan Law Vietnam cũng bào chữa cho tội nhận hối lộ với những dịch vụ sau:
- Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn cách giải quyết vụ việc cho Khách hàng về tội nhận hối lộ.
- Luật sư tham gia phiên tòa bào chữa cho Khách hàng về tội nhận hối lộ
- Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho Khách hàng của mình với cơ quan có thẩm quyền.
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm kiếm tài liệu, chứng cứ để chứng minh Khách hàng vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt.
- Luật sư tham gia tranh tụng sơ thẩm, kháng cáo trong các phiên tòa hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.