Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hậu quả bạo lực gia đình rất nghiêm trọng

Hậu quả bạo lực gia đình rất nghiêm trọng

Giải thích pháp luật Cẩm Xuyên 29/10/2022
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+

Mục lục

  • 1. Hậu quả bạo lực gia đình
  • 2. Chế tài xử lý hành vi bạo lực gia đình
    • 2.1. Điều 42 của Luật phòng chống bạo lực gia đình
    • 2.2. Xử phạt vi phạm hành chính
    • 2.2. Xử lý hình sự
  • 3. Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình

Hiện nay Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bên cạnh đó cũng xây dựng nền tảng pháp luật đủ sức ren đe tội phạm. Bởi vì chúng ta có thể thấy hậu quả bạo lực gia đình rất nghiêm trọng và nó ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ và tinh thần của những người phải gánh chịu chúng.

1. Hậu quả bạo lực gia đình

Hậu quả của bạo lực gia đình như sau:

Theo Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”.

– Đối với người gây ra bạo lực gia đình:

  • Các mối quan hệ bị phá vỡ, không còn những người bạn bè, người thân bên cạnh;
  • Tạo ra thói quen bạo lực khi nóng giận;
  • Bị gia đình né tránh, xã hội công kích, ghét bỏ;
  • Có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

– Đối với người hứng chịu, trẻ em:

  • Khi chúng chứng kiến hay hứng chịu bạo lực gia đình thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,… rồi chơi với bạn xấu, và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn;
  • Sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng rất lớn, người hứng chịu bạo lực gia đình sẽ bị ám ảnh bởi bạo lực, gây trầm cảm, hoang mang, lo lắng và mất niềm tin vào cuộc sống;
  • Sức khoẻ thể chất: người bị thương tích, tàn phế hoặc có thể tử vong.

– Đối với gia đình:

  • Gây ra sự đổ vỡ trong hôn nhân; tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rạn nứt.

– Đối với cộng đồng xã hội:

  • Gây mất trật tự xã hội, là cơ hội phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Hậu quả bạo lực gia đình.
Hậu quả bạo lực gia đình.

2. Chế tài xử lý hành vi bạo lực gia đình

2.1. Điều 42 của Luật phòng chống bạo lực gia đình

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

2.2. Xử phạt vi phạm hành chính

Tùy vào từng mức độ hậu quả mà hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự:

Theo đó, những hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả.

Mức phạt tiền từ từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tương ứng với từng hành vi được quy định trong Mục 4 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình; Điều 50 Nghị định trên quy định về Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình; Điều 51 về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình đều quy định chế tài cụ thể cho từng hành vi bạo lực gia đình.

2.2. Xử lý hình sự

Đối với những hành vi có tính chất nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự ); tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự ); tội bức tử (Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015 ). Theo đó, đối với các tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, mức cao nhất của hình phạt là tù chung thân.

Bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình.

3. Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình

– Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình: Cần tuyên truyền đúng đối tượng và đúng nội dung truyền tải. Những cách thức truyền tải nội dung bao gồm như dùng loa phát thanh, hình thành các chương trình văn nghệ lồng ghép nội dung, tổ chức các khoá học,….Những nội dung cần tuyên truyền như:

  • Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Tác hại của bạo lực gia đình;
  • Kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình;
  • Kiến thức xây dựng gia đình văn hoá.

– Các biện pháp khác:

  • Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn gia đình;
  • Phát triển biện pháp góp ý, phê bình, khen thưởng trong khu dân cư;
  • Xây dựng các cơ sở để tách người bị bạo lực gia đình ra khỏi nguồn bạo lực;
  • Giúp đỡ các nạn nhân hoà nhập cộng đồng.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật

    Hiện nay có nhiều đối tượng lấy hình ảnh lãnh tụ, lãnh đạo để xúc phạm. Vậy hành vi xúc phạm lãnh tụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
    Giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

    Hành vi giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu nhé! 

    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?
    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?

    Việc đọc trộm tin nhắn của người khác có bị coi là vi phạm quyền riêng tư không? Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt như thế nào?

    Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em bị xử lý như thế nào?
    Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em bị xử lý như thế nào?

    Nhiều cha mẹ có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Vậy hành vi như thế nào sẽ là xâm phạm quyền riêng tư?

    Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao? 
    Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao? 

    Hiện nay, việc xâm phạm nhãn hiệu rất dễ bắt gặp. Bởi nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, thu về nhiều quyền lợi cho doanh nghiệp.

    Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào? 
    Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào? 

    Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong những vụ án giao thông là gây chết người. Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào?

    Xem thêm
    Từ khóa:
    bạo lực gia đình Hậu quả bạo lực gia đình Phòng ngừa bạo lực gia đình
    Hỏi đáp luật sư

    Vận chuyển ma túy có bị tử hình không theo luật hình sự? 
    Vận chuyển ma túy có bị tử hình không theo luật hình sự? 
    Phạm tội liên tục có phải là phạm tội 02 lần trở lên?
    Phạm tội liên tục có phải là phạm tội 02 lần trở lên?
    Vi phạm quyền riêng tư có bị ngồi tù hay không?
    Vi phạm quyền riêng tư có bị ngồi tù hay không?
    Có thể kiện chồng về tội ngoại tình không?
    Có thể kiện chồng về tội ngoại tình không?
    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Cảnh báo lừa đảo

    Lừa tuyển cộng tác viên bán hàng online có bị xử lý hình sự?
    Lừa tuyển cộng tác viên bán hàng online có bị xử lý hình sự?
    Các chiêu trò lừa đảo từ người nước ngoài tinh vi nhất hiện nay
    Các chiêu trò lừa đảo từ người nước ngoài tinh vi nhất hiện nay
    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Lừa đảo trên mạng
    Lừa đảo trên mạng
    Ls. Trương Thị Dạ Thảo

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.