Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi

Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi

Giải thích pháp luật Cẩm Xuyên 18/05/2022
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+

Mục lục

  • 1. Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi
    • 1.1. Gây xói mòn đất
    • 1.2. Ảnh hưởng lớn đa dạng động vật
    • 1.3. Gây ra thiên tai, lũ lụt
    • 1.4 Làm biến đổi khí hậu
  • 2. Hành vi phá rừng bị xử phạt như thế nào?
    • Xử phạt hành chính
    • Xử lý hình sự

Rừng là tài nguyên tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho trái đất nên rất rất cần được bảo vệ. Vì vậy hành vi hủy hoại rừng rất rất cần được lên án. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ tác hại của việc phá rừng và biện pháp xử lý hành vi phá rừng.

1. Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi

1.1. Gây xói mòn đất

Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người chặt phá rừng, những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc.

Xói mòn có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và gây hư hỏng các công trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và mất điện.

Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi.
Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi.

1.2. Ảnh hưởng lớn đa dạng động vật

Việc phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển.

Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết số lượng lớn những loài động vật. Tiêu biểu như vụ cháy rừng ở Úc làm chết hàng loạt loài động vật. Từ đó làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái.

1.3. Gây ra thiên tai, lũ lụt

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Việc phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

1.4 Làm biến đổi khí hậu

Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có quá nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí CO2 thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển.

Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tang nhanh, dịch bệnh tăng cao….

2. Hành vi phá rừng bị xử phạt như thế nào?

Phá rừng chiếm đất.
Phá rừng chiếm đất.

Xử phạt hành chính

Quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu rõ về mức xử phạt hành chính như sau:

“Hành vi chặt, đốt, phá rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:..”

Mức phạt hành chính chia ra rất nhiều khung hình phạt tùy vào hậu quả của hành vi chặt phá rừng gây ra, loại rừng mà hành vi chặt phá rừng xâm phạm và chủ thể của hành vi, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (khoản 1 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (khoản 2 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (khoản 3 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 4 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng (khoản 5 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (khoản 6 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng (khoản 7 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (khoản 8 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng (khoản 9 Điều 20);
  • Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (khoản 10 Điều 20);
  • Ngoài ra, với hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3m từ 8cm trở lên bị xâm hại xử phạt 200.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 200.000.000 đồng; mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3m dưới 8cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 100.000.000 đồng (quy định tại khoản 11 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung ở điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP);
  • Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật, nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng để xảy ra phá rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP (quy định tại khoản 12 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung ở điểm c Khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Hình phạt bổ sung có thể áp dụng như: Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này (quy định tại khoản 13 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP).

Biện pháp khắc phục hậu quả (quy định tại khoản 12 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung ở điểm d Khoản 14 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP): Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
  • Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.

=> Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi Điểm đ Khoản 15 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Xử lý hình sự

Đối với cá nhân: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội hủy hoại rừng, cụ thể:

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (khoản 1).
  • Khung tăng nặng:
    • Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (khoản 2);
    • Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (khoản 3);
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (khoản 4).

Đối với pháp nhân: Pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng (khoản 5 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (điểm a khoản 5);
  • Khung tăng nặng:
    • Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng (điểm b khoản 5);
    • Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm (điểm c khoản 5);
    • Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (điểm d khoản 5);
  • Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Uống rượu gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
    Uống rượu gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?

    Hiện nay, nhiều đối tượng uống rượu bia nhưng vẫn tham gia giao thông gây ảnh hưởng đến những người đi đường xung quanh. Vậy hành vi uống rượu gây tai nạn bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu nhé!

    Việc phân chia tài sản không có di chúc như thế nào? 
    Việc phân chia tài sản không có di chúc như thế nào? 

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản khi mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật.

    Khi nào cần thuê luật sư đại diện? Sự cần thiết của việc thuê luật sư 
    Khi nào cần thuê luật sư đại diện? Sự cần thiết của việc thuê luật sư 

    Khi nào cần thuê luật sư đại diện để xử lý mọi việc? Sự cần thiết của việc thuê luật sư như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

    Hành vi xuyên tạc Bác Hồ bị xử phạt nghiêm trọng ra sao?
    Hành vi xuyên tạc Bác Hồ bị xử phạt nghiêm trọng ra sao?

    Hành vi bôi nhọ, xuyên tạc Bác Hồ là hành vi xấu, đáng lên án và trừng phạt. Vậy, những hành vi xúc phạm Bác Hồ sẽ bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc Huy, Quốc ca bị xử phạt như thế nào?
    Hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc Huy, Quốc ca bị xử phạt như thế nào?

    Trường hợp xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh đạo đảng nhà nước
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh đạo đảng nhà nước

    Pháp luật nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xúc phạm lãnh tụ, danh nhân, danh hùng dân tộc; tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. 

    Xem thêm
    Từ khóa:
    chặt phá rừng Hành vi phá rừng Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi
    Hỏi đáp luật sư

    Cha mẹ bạo hành tâm lý trẻ em bị xử lý như thế nào? 
    Cha mẹ bạo hành tâm lý trẻ em bị xử lý như thế nào? 
    Những kĩ năng của luật sư tố tụng cần có
    Những kĩ năng của luật sư tố tụng cần có
    Người gây tai nạn bỏ chạy đối mặt với những án phạt nào?
    Người gây tai nạn bỏ chạy đối mặt với những án phạt nào?
    Xúc phạm người khác có vi phạm pháp luật không? Xử lý thế nào?
    Xúc phạm người khác có vi phạm pháp luật không? Xử lý thế nào?
    Chồng ngoại tình sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất? 
    Chồng ngoại tình sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất? 
    Cảnh báo lừa đảo

    Các hình thức lừa đảo hiện nay
    Các hình thức lừa đảo hiện nay
    Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bị xử phạt thế nào?
    Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bị xử phạt thế nào?
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Làm gì khi bị gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng?
    Làm gì khi bị gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng?
    Nhận diện chiêu trò lừa đảo đầu tư trên Telegram
    Nhận diện chiêu trò lừa đảo đầu tư trên Telegram
    Ls. Phan Vũ Tuấn

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.