Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
Mục lục
Lãnh đạo, lãnh tụ của một nước rất cần được trân trọng và bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay có nhiều đối tượng lấy hình ảnh lãnh tụ, lãnh đạo để xúc phạm danh dự và nhân phẩm. Vậy hành vi xúc phạm lãnh tụ sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu nhé!
1. Hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo là gì?
Xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo là hành vi dùng lời nói hoặc hành động để xâm phạm đến uy tín, danh dự, lợi ích của lãnh tụ. Đối tượng sẽ dùng những lời nói thô tục, chửi nói, miệt thị đất nước hoặc tung những tin đồn thất thiệt, thông tin sai sự thật về lãnh tụ, lãnh đạo. Có nhiều đối tượng sẽ đóng giả thành lãnh tụ, lãnh đạo để làm những hành động sai trái, không hợp thuần phong mỹ tục.
2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo
2.1. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm.
Như vậy người nào phạm tội này mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Còn nếu người phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Xem thêm: Hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc Huy, Quốc ca bị xử phạt như thế nào?
2.2. Dấu hiệu cấu thành tội phạm
2.2.1. Khách thể
Tội danh này xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ do Hiến pháp quy định.
2.2.2. Chủ thể
Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Mặt khách quan
Người phạm tội lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Các quyền tự do, dân chủ nêu trên là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp thừa nhận và bảo vệ. Hầu hết công dân sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.
Tuy nhiên, cũng có những người vì động cơ cá nhân hoặc động cơ khác đã lợi dụng các quyền đó để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Có thể tội phạm viết bài tấn công cơ quan Nhà nước, tung tin thất thiệt gây hoang mang trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo làm mất uy tín của công chức.
Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm.
2.2.4. Mặt chủ quan
Là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
3. Xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo trên mạng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8, Điều 16 và Điều 18 Luật an ninh mạng năm 2018, pháp luật nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xúc phạm lãnh tụ, danh nhân, danh hùng dân tộc; tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi, cá nhân có hành vi xúc phạm lãnh đạo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 70 triệu đồng.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người xúc phạm lãnh đạo có thể bị xem xét, xử lý hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.
4. Dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam
Nếu bạn đang cần kháng cáo hoặc tư vấn thêm về tội xúc phạm lãnh tụ thì hãy liên hệ với Phan Law Vietnam. Phan Law Vietnam là Văn phòng Luật uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ thuê luật sư. Nếu bạn đang cần tố cáo, kháng cáo hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Bên cạnh đó, nếu bị cáo, bị hại càn bào chữa, giảm nhẹ tội, giảm án phạt, minh oan hoặc bảo vệ quyền lợi thì hãy sử dụng dịch vụ thuê luật sư tại Phan Law để được hỗ trợ nhanh nhất!