Khái niệm bạo lực gia đình mới nhất
Mục lục
Gia đình là một trong những mầm mống không thể thiếu để phát triển xã hội. Để xã hội càng phát triển và văn minh thì trước tiên, các gia đình phải có sự hòa thuận, ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, những xung đột xảy ra trong chính những thành viên trong gia đình với nhau đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, hành vi đó có thể là bạo lực gia đình.
Bài viết dưới đây của Chúng tôi đã phân tích rõ khái niệm bạo lực gia đình, cũng như chính đặc điểm của nó, đồng thời, miêu tả hành vi bạo lực gia đình và chế tài xử phạt, mong Quý bạn đọc tìm hiểu và theo dõi.
1. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình được hiểu là một hay nhiều hành vi cố ý của thành viên trong gia đình nhằm gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thân thể, sức khỏe, tài chính của các thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình mang một số đặc điểm nhất định sau:
Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên trong gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình với nhau.
Thứ hai, vì là chuyện nội bộ trong gia đình, nên hành vi bạo lực rất khó được phát hiện, và được can thiệp. Việc tìm ra được các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi bạo lực gia đình cũng sẽ khó hơn đối với các hành vi xâm phạm khác.
Thứ ba, hành vi bạo lực gia đình được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức và nhiều kiểu loại khác nhau. Đó có thể là bạo lực gia đình giữ vợ và chồng, bố/mẹ và con cái, ông/bà và cháu, hoặc giữa các anh chị em trong gia đình với nhau,…
2. Những hành vi nào thì được xem là bạo lực gia đình?
Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi giữa các thành viên trong gia đình sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình:
- Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi có ý nghĩa tương đương nhằm mục đích xâm hại đến sức khỏe và tính mạng của những người khác trong gia đình;
- Hành vi cố ý lăng mạ hoặc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác;
- Hành vi cô lập hoặc xua đuổi thành viên khác làm thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng;
- Có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa ông/bà và cháu; giữa vợ và chồng; giữa bố/mẹ và các con hoặc giữa các anh chị em trong gia đình;
- Có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của họ;
- Có hành vi cưỡng ép tảo hôn hoặc các hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện theo quy định của pháp luật;
- Có hành vi chiếm giữ hoặc phá hoại hoặc các hành vi mang tính chất tương tự nhằm cố ý làm hư hỏng tài sản chung/riêng của các thành viên khác trong gia đình;
- Có hành vi cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá mức hoặc đóng góp sức lao động quá mức ngoài khả năng của họ; hoặc có những hành vi, biện pháp nhằm ép buộc họ phải phụ thuộc tài chính với mình;
- Tự ý đuổi thành viên khác ra khỏi chỗ ở một cách trái phép.
3. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà pháp luật đưa ra các mức chế tài khác nhau cho hành vi vi phạm này. Chế tài xử phạt có thể là phạt hành chính, phạt kỷ luật và thậm chí là phạt hình sự. Cụ thể:
3.1. Chế tài xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình
Tại Mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về các hành vi:
Phạt tiền từ 05 triệu đồng và có thể lên đến 10 triệu đồng đối với những người có hành vi ngăn cản những thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ khác với người thân trong gia đình; hoặc có hành vi vi phạm về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hay cấp dưỡng.
Phạt tiền từ 05 triệu đồng và có thể lên đến 20 triệu đồng đối với những hành vi: xâm phạm đến sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình; xúc phạm danh dự và nhân phẩm hoặc buộc các thành viên khác phải ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ tùy vào từng mức độ và hậu quả mang lại của hành vi;
Phạt tiền từ 05 triệu và có thể lên tới 30 triệu đồng đối với những người có hành vi cô lập hoặc xua đuổi gây áp lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của những thành viên khác trong gia đình tùy vào mức độ và tính chất của hành vi;
Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với những người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ những thành viên khác trong gia đình tùy vào mức độ và tính chất của hành vi;
Phạt tiền từ 20 triệu đồng và có thể lên tới 30 triệu đồng đối với những người có hành vi bạo lực về kinh tế của những người khác trong gia đình.
3.2. Chế tài xử lý kỷ luật đối với hành vi bạo lực gia đình
- Biện pháp xử lý kỷ luật chỉ áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm thuộc các đối tượng và cán bộ, công chứng hoặc viên chức nhà nước, hoặc người người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Những đối tượng trên ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, họ có thể sẽ bị thông báo cho những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền để giáo dục lại.
3.3. Chế tài xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình
Tương tự như xử lý hành chính, để có cơ sở xác định xử lý hình sự, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào loại hành vi, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để đưa ra các tội danh sao cho phù hợp. Đó có thể là:
- Tội giết người (Điều 123): Đối với những trường hợp, người thực hiện hành vi có mong muốn đẩy thành viên còn lại vào chỗ chết.
- Tội bức tử (Điều 130): Đối với những người có hành vi đối xử tàn ác hoặc thường xuyên ngược đãi thành viên khác làm người đó tự sát.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác (Điều 134): Đối với những hành vi đánh đập gây thương tích cho người khác.
- Tội làm nhục người khác (Điều 155): Đối với các hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng và mang lại hiệu quả xấu.
4. Dịch vụ tố tụng hình sự tại Phan Law Vietnam
Như chúng tôi đã trình bày ở các nội dung trước, nếu mức độ hành vi vi phạm bạo lực gia đình xâm phạm đến quan hệ pháp luật hành chính, bạn sẽ bị xử phạt theo quyết định hành chính. Nhưng nếu tính chất hành vi mạnh, và bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố hình sự thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần, chứng cứ và tại liệu trước Tòa để bảo vệ mình. Khi đó, việc lựa chọn một đơn vị Luật sư uy tím để hỗ trợ bản thân là một điều cần thiết và phù hợp.
Phan Law Vietnam tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tố tụng hình sự hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại và bị cáo. Bằng sự hiểu biết, uy tín trong nghề và tận tâm trong công việc, Luật sư của Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các công việc liên quan đến soạn thảo hồ sơ tài liệu, thu thập chứng cứ cần thiết, tham gia bào chữa cho các bị hại, bị cáo tại phiên tòa, … Chúng tôi sẽ là một điểm tựa vững chắc và đồng hành cùng Quý khách hàng trong vụ án bạo lực gia đình.