Lỗi phạt vượt đèn đỏ xử lý như thế nào?
Mục lục
Trong quá trình tham gia giao thông, có nhiều trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật chỉ vì nhanh, chậm 1-2 phút đèn đỏ mà vượt ẩu dẫn đến tai nạn không đáng có. Lỗi này không chỉ khiến người vượt đèn đỏ gặp tai nạn mà còn dẫn đến nhiều người khác“tai bay vạ gió”. Vì vậy, Nhà nước ngày càng quy định chặt chẽ về lỗi phạt vượt đèn đỏ để răn đe, ngăn chặn các trường hợp trên tiếp diễn. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trên ở bài viết sau đây.
Vượt đèn đỏ là gì?
Những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn thường có đèn giao thông. Đó là thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giảm nguy cơ ùn tắc vào giờ cao điểm. Thông thường đèn tín hiệu giao thông sẽ có 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Mỗi một màu đều có ý nghĩa và quy định riêng:
- Đỏ: Khi xuất hiện đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe rẽ phải và những xe có đặc quyền ưu tiên).
- Xanh: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép di chuyển.
- Vàng: Đi chậm vì sắp chuyển sang đèn đỏ. Tuy nhiên đèn vàng nhấp nháy ở tất cả các hướng nghĩa là được đi nhưng lái xe phải chú ý quan sát.
Căn cứ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu khi đèn đã chuyển sang màu đỏ mà vẫn đi vượt được xác định vi phạm luật giao thông đường bộ.
Lỗi phạt vượt đèn đỏ xử lý như thế nào?
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, tùy vào loại phương tiện điều khiển mà hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự
Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vượt đèn đỏ. Ngoài phạt tiền, người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng và từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lỗi vượt đèn đỏ. Loại xe này không phải đăng ký và được phân vào đối tượng xe thô sơ nên mức phạt cũng thấp hơn.
Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về lỗi phạt vượt đèn đỏ. Với những thông tin trên mà Luật sư tố tụng đã cung cấp, hy vọng bạn sẽ nắm rõ hơn các quy định và mức phạt đối với những lỗi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Qua đó sẽ giúp bạn chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam về luật giao thông đường bộ.