Quy trình tố tụng dân sự năm 2022
Mục lục
Tố tụng dân sự vốn là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngành luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Toà án giải quyết các vụ việc dân sự. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn quy trình tố tụng dân sự năm 2022.
1. Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự.
Cũng giống như các ngành luật tố tụng khác, tố tụng dân sự cũng là trình tự giải quyết cho một vụ việc dân sự do pháp luật quy định. Đó là quá trình mà Toà án áp dụng pháp luật dân sự để thụ lý và giải quyết. Qúa trình này sẽ chính thức bắt đầu kể từ thời điểm vụ việc được thụ lý. Đồng thời kết thúc khi vụ việc đó được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực. Trình tự này bao gồm trình tự giải quyết vụ án dân sự và giải quyết việc dân sự.
2. Quy trình tố tụng dân sự
2.1. Trình tự giải quyết vụ án dân sự
Đối với nội dung này thì trình tự giải quyết được xác định bao gồm:
– Thủ tục sơ thẩm: thủ tục thông thường hoặc thủ tục ngắn gọn.
– Thủ tục phúc thẩm: thủ tục thông thường hoặc thủ tục ngắn gọn.
– Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
So với việc dân sự thì trình tự giải quyết vụ án dân sự sẽ tương đối mất thời gian hơn. Bởi trường hợp này phát sinh khi các bên xảy ra tranh chấp. Do vậy mà cần trải qua nhiều giai đoạn và thủ tục để đưa ra phán quyết cuối cùng.
2.2. Trình tự giải quyết việc dân sự
Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc và vụ án dân sự chính là những tranh chấp phát sinh. Đối với những việc dân sự thì quan hệ dân sự phát sinh mà không xuất phát từ bất kỳ tranh chấp nào. Do vậy mà dù có sự tương đồng về trình tự giải quyết thì trình tự này không được quy định thêm về các thủ tục rút gọn. Vì vậy mà quá trình giải quyết tương đối ngắn gọn mà không mất quá nhiều thời gian.
3. Tư vấn dịch vụ tố tụng dân sự
Văn phòng Luật sư tố tụng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng dân sự sẽ giải giúp các bạn theo các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, nhận thông tin, hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp. Từ thông tin này, Luật sư tố tụng sẽ xác định lĩnh vực và là tiền đề để phân công Luật sư giải quyết yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Luật sư tiếp nhận vụ việc
Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp dân sự, việc dân sự. Luật sư tiếp nhận vụ việc, nghiên cứu và đưa ra nhận định ban đầu về tranh chấp dân sự mà khách hàng cần đại diện, đưa ra các phương án tiến hành, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để khách hàng lựa chọn.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu
Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ đại diện giải quyết tranh chấp dân sự, việc dân sự. Luật sư sẽ tiến hành thu thập, bổ sung những chứng cứ, tài liệu phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp. Những chứng cứ cần bổ sung sẽ góp phần vào sự chặt chẽ trong lập luận của Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Càng nhiều chứng cứ có giá trị, việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng càng tăng cao.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Chuẩn bị, soạn thảo các đơn thư, giấy tờ gửi các cơ quan tiến hành tố tụng. Sau khi có phương án cụ thể và đầy đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý giải quyết việc tranh chấp dân sự, Luật sư đại diện sẽ hoàn thiện đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.
Bước 5: Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp
Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hoặc tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án dân sự. tham gia các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.