Tăng giá hàng hóa dịch vụ ngày Tết có bị phạt không?
Mục lục
Tết được coi là thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao. Thực tế nhiều người mong muốn một cái Tết mới mẻ và sung túc đã chuẩn bị cho mình những vật dụng phù hợp với bản thân và chính gia đình của mình. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số nhà bán hàng đã đẩy giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ cung cấp lên cao, dẫn đến người tiêu dùng gặp phải tình trạng khó khăn. Vậy tăng giá hàng hóa dịch vụ ngày Tết có bị phạt không?
1. Tăng giá hàng hóa dịch vụ ngày Tết có bị phạt không? Trường hợp áp dụng phạt?
Ngoài tình trạng quảng cáo hàng giả vào tăng cao vào dịp cuối năm thì tăng giá hàng hóa, dịch vụ vào dịp này có bị phạt không chắc hẳn là băn khoăn của khá nhiều người khi nhận thấy tình trạng ngang nhiên gia tăng các loại mặt hàng một cách bất hợp pháp. Do đó, trong phần này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này và nêu ra các trường hợp áp dụng hình thức xử phạt (Nếu có).
1.1. Tăng giá hàng hóa, dịch vụ dịp Tết bị phạt không?
Trên thực tế, nếu doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh khi thấy cần thay đổi giá cả sao cho phù hợp với mặt hàng, dịch vụ kinh doanh là rất dễ hiểu. Điều này tương tự với tình trạng một doanh nghiệp xét thấy hàng hóa của mình đang phát triển, mẫu mã, kiểu dáng mới,… Kéo theo đó, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ tăng cao, và khi ấy giá bán ra trên thị trường cũng tăng thêm là việc hợp lý, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì vậy, hiện nay, pháp luật chỉ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi tăng giá hàng hóa một cách bất hợp lý. Đây là những trường hợp lợi dụng lỗ hổng của pháp luật, tâm lý người tiêu dùng và thị trường mua mất cần bằng để phục vụ lợi ích cho bản thân nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức khác. Như vậy, chỉ khi nào tăng giá cả một cách tùy tiện, không đúng theo quy định pháp luật thì người bán mới bị xử phạt.
1.2. Các trường hợp áp dụng hình thức xử phạt
Đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý đã được pháp luật quy định các trường hợp cụ thể. Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ – CP và Điều 7 Thông tư 31/2014/TT – BTC, Điều 1 Thông tư 153/2016/TT – BTC các trường hợp đó là:
1.2.1. Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai
Trường hợp đầu tiên áp dụng mức xử phạt là tăng giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật.
1.2.2.Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá
Tăng giá hàng hóa theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá. Cụ thể:
- Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai.
- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
- Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với hành vi tăng giá vào dịp Tết
Nếu tội buôn lậu hàng hóa dịp tết bị xử phạt rất nặng, có thể đề nghị mức án hình sự thì việc việc các cá nhân, tổ chức tự ý tăng giá bán hàng vào dịp Tết một cách vô tội vạ sẽ bị mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ được quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ – Cp. Cụ thể như sau:
2.1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ – CP.
2.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2.3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
2.4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
2.5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
2.6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.