Tố tụng hình sự và những điều cần biết
Mục lục
Tố tụng hình sự là một nội dung quan trọng trong đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Để giải quyết triệt để vấn đề này một cách kiên quyết, kịp thời và hiệu quả thì sẽ có những văn bản chuyên ngành để điều chỉnh. Trong đó Bộ luật TTDS 2015 được xem là nền tảng cơ bản nhất trong lĩnh vực này. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự sẽ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn đều phải tuân theo các nguyên tắc chung.
Tổng quan về tố tụng hình sự
Về cơ bản tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết cho một vụ án hình sự bất kỳ. Qúa trình giải quyết phải bảo đảm được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường trình tự giải quyết cho một vụ án sẽ bao gồm các bước sau: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngoài ra còn có thể định nghĩa hoạt động này bao gồm toàn bộ hoạt động của các chủ thể trong quan hệ này. Những chủ thể đó bao gồm:
– Cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
– Người tiến hành tố tụng: khoản 2 Điều 34 Bộ luật TTHS 2015
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Điều 35 Bộ luật TTHS 2015
– Người tham gia tố tụng: Điều 55 Bộ luật TTHS 2015
Theo quy định hiện hành thì một quá trình tố tụng sẽ bao gồm các giai đoạn sau:
– Khởi tố vụ án: Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
– Điều tra vụ án: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này.
– Truy tố vụ án: Viện kiểm sát tiến hành xác hoạt động cần thiết để truy tố bị can. Việc truy tố thông qua bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác.
– Xét xử vụ án: Tuỳ trường hợp mà quá trình xét xử có thể dừng lại ở thủ tục sơ thẩm hoặc kéo dài hơn.
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Để bảo đảm thực thi cho quy trình này thì cần có một công cụ pháp lý hỗ trợ hiệu quả. Do vậy mà Bộ luật TTHS 2015 ra đời nhằm cụ thể hoá các nội dung có liên quan. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, quyền hạn và mối quan hệ của các chủ thể trong hoạt động này.
Điều 2 Bộ luật này cũng đã nêu rõ về nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của loại văn bản này. Theo đó Bộ luật TTHS có nhiệm vụ:
– Bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội
– Phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
– Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
– Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.