Tội tàng trữ và sử dụng ma tuý
Mục lục
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là loại tội phạm điển hình trong nhóm tội phạm về ma tuý. Tuy nhiên rất khó phân biệt giữa tội tàng trữ và sử dụng ma tuý, tàng trữ và chứa chấp sử dụng ma tuý, tàng trữ và vận chuyển ma tuý, tàng trữ và vận chuyển ma tuý, tàng trữ và vận chuyển ma tuý,….
1. Tàng trữ và sử dụng ma tuý trái phép
Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý cùng xảy ra thì Toà án sẽ xem xét hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý vì theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì hành vi sử dụng ma tuý không được xem là tội phạm mà chỉ bị xử lý hành chính và chịu sự quản lý đặc biệt của cơ quan địa phương mà thôi.
Tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có quy định:
“3.1. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này”.
Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thì hành vi khách quan là hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý, tuy nhiên việc cất giữ chất ma tuý hộ cho một cá nhân khác mà biết rõ họ có mục đích mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý thì lại bị truy tố tội mua bán hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý với vai trò đồng phạm.
Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý cũng cần phân biệt với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Bởi vì trong thời gian vận chuyển, người phạm tội cũng tàng trữ chất ma tuý trái phép trong người.
Tuy nhiên cán bộ điều tra sẽ xem xét đến vấn đề mục đích cuối cùng. Mục đích của việc vận chuyển không phải để tàng trữ hay sử dụng, sản xuất…. mà chỉ đơn thuần là sử dụng các phương tiện giao thông để vận chuyển ma tuý từ nơi này đến nơi khác mà thôi.
2. Hình phạt tội tàng trữ và sử dụng ma tuý
2.1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
2.1.1. Xử phạt hành chính
– Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy (là chất gây nghiện gồm: thuốc phiện, ma túy đá…) mà chưa thuộc các trường hợp phải chịu các hình phạt trong BLHS thì bị phạt hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại Khoản 6 điều này.
– Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật và người nước ngoài có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.
2.1.2. Xử lý hình sự
– Theo quy định của pháp luật nếu mức độ của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự. Theo quy định tại 249 Bộ Luật Hình sự, mức hình phạt tù có thể từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.
– Tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn có thể truy tố đồng phạm nếu chứng minh có người giúp sức.
2.2. Sử dụng trái phép chất ma tuý
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay không bao gồm hành vi sử dụng ma túy trái phép. Vì vậy có thể thấy hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không được xem là phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi sử dụng trái phép chất ma túy vẫn bị xử lý hành chính theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật phòng chống ma túy 2000 (sửa đổi 2008):
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc đưa người sử dụng ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
Người sử dụng ma túy sẽ bị phạt tiền 500.000 – 1.000.000 đồng. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.