Tội vượt đèn đỏ bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Về nguyên tắc, người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, phần đường dành cho mình, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. Tội vượt đèn đỏ được xem là một trong những vi phạm nguy hiểm cho xã hội cần xử lý nghiêm.
1. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vượt đèn đỏ
Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính thì các bước xử phạt như sau:
– Khi phát hiện hành vi vi phạm (vượt đèn đỏ) cảnh sát giao thông buộc chấm dứt hành vi vi phạm bằng các hình thức như hiệu lệnh còi, đèn, lời nói và sau đó lập biên bản hành vi vi phạm này.
– Những trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 VNĐ/500.000 VNĐ thì có thể không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và được quyền xử phạt tại chỗ. Còn những trường hợp khác thì bắt buộc phải lập biên bản.
– Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp kéo dài thì thời gian không quá 60 ngày.
– Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người vi phạm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, sau đó cầm biên lai đến cơ quan cảnh sát giao thông để nhận lại bằng lái xe bị tam giữ.
Trong trường hợp phạt nguội thì quy trình thực hiện theo các bước sau:
Bước 1
Sau khi phát hiện hình ảnh, phương tiện vi phạm sẽ được ghi lại và chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… và trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 2
Sau khi nhận được hình ảnh và thông tin về phương tiện vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thông báo đến cá nhân, tổ chức vi phạm và yêu cầu họ đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc.
Bước 3
Sau khi xác nhận vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản kèm theo hình ảnh và thông tin phương tiện vi phạm. Mức phí phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tội vượt đèn đỏ bị xử lý như thế nào?
Nếu xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt như sau: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Các bài viết liên quan. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau: Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo). Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng). Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.
Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
3. Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải
Không phải bất cứ khi nào cũng được rẽ phải khi có đèn đỏ. Người điều khiển phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ chỉ được phép rẽ phải khi có biển báo cho phép rẽ phải, tín hiệu của người điều khiển giao thông hoặc vạch kẻ đường. Khi không có biển báo mà rẽ phải sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
– Đối với ôtô hoặc các phương tiện tương tự ô tô: áp dụng căn cứ xử phạt tại điểm a, Khoản 05 và điểm b, Khoản 11, Điều 05 với mức phạt là từ 03 – 05 triệu đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Đối với xe máy hoặc các phương tiện tương tự xe máy: áp dụng căn cứ xử phạt tại điểm e, Khoản 04 và điểm b, Khoản 10, Điều 06 với mức phạt là từ 600 ngàn – 01 triệu đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.