Tội xâm hại trẻ em
Mục lục
Trẻ em được pháp luật xác định là người dưới 16 tuổi. Những hành vi được xem là xâm hại trẻ em bao gồm: gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ em. Những hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm, bởi trẻ em là mầm non đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ.
1. Hành vi xâm hại trẻ em
Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”
Những hành vi được xác định là xâm hại trẻ em là:
– Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập hoặc có những hành vi khác gây tổn hại về mặt tinh thần cho trẻ em hoặc tước đoạt mạng sống của trẻ.
– Bắt trẻ em lao động quá sức, xâm hại tình dục trẻ em, cho nhận hoặc dụ dỗ trẻ em tham gia vào các đường dây mại dâm để trục lợi.
– Dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục như hiếp dâm, khiêu dâm, dâm ô,… dưới mọi hình thức.
– Hành vi của cha mẹ người chăm sóc trẻ em không thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Tóm lại những hình thức xâm hại trẻ em có thể tóm tắt trong 4 hình thức dưới đây: Thể chất, tình dục, tinh thần và vô trách nhiệm.
2. Hình phạt hành vi xâm hại trẻ em
2.1. Xử phạt hành chính:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị Định 144/2013/NĐ-CP, sẽ phạt 05 triệu đến 10 triệu đối với người thực hiện một trong những hành vi sau:
- Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Ngoài ra, đối tượng còn bị phạt bồi thường chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh cho bị hại.
2.2. Trách nhiệm hình sự
Đối với hành vi xâm hại trẻ em, theo bộ luật hình sự có thể cấu thành các tội phạm như:
- Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đối với tội phạm này đối tượng có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, đối tượng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, đối tượng có thể bị phạt tù 05 năm đến 20 năm, chung thân, đối tượng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm ;
- Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi hình phạt tù 01 năm, cao nhất là 15 năm, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Điều 146: Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi có thể bị phạt từ 06 tháng, cao nhất là 12 năm, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm có thể bị phạt tù từ 06 tháng, cao nhất là 12 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Điều 151: Tội mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài những tội phạm được quy định cụ thể đối với trẻ em thì người phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh khác với tình tiết định khung khi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
3. Dịch vụ tố tụng hình sự tại Phan Law Vietnam
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ Luật sư hình sự với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về dịch vụ này tại văn phòng này:
– Tư vấn và đại diện cho Khách hàng trong các vụ án xâm hại trẻ em: Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam có thể tư vấn cho Khách hàng trong từng vụ án. Luật sư sẽ cung cấp các lời khuyên về pháp luật và các quy trình pháp lý liên quan đến vụ án hình sự này.
– Nghiên cứu, phân tích và đề xuất chiến lược: Luật sư tại văn phòng sẽ tiến hành nghiên cứu và phân tích tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến vụ án xâm hại trẻ em của Khách hàng. Sau đó, họ sẽ đề xuất chiến lược thích hợp và đưa ra các khuyến nghị cho Khách hàng.
– Đại diện Khách hàng trong phiên Tòa và thương lượng: Luật sư tại văn phòng sẽ đại diện cho Khách hàng trong phiên Tòa và thương lượng với các cơ quan chức năng, bao gồm cả cảnh sát, công tố viên và Tòa án. Họ sẽ giúp Khách hàng bảo vệ quyền lợi và lập bộ hồ sơ chứng minh các chứng cứ và luận điểm pháp lý cần thiết.
– Điều tra và thu thập chứng cứ: Luật sư tại văn phòng cũng có thể tiến hành các hoạt động điều tra và thu thập các chứng cứ cần thiết cho vụ án xâm hại trẻ em của Khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc điều tra địa phương, khám phá tài liệu và các phương tiện điện tử, và thu thập các bằng chứng và chứng cứ khác.
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đảm bảo mang lại cho Khách hàng một dịch vụ tốt nhất.