Xâm phạm bản quyền là gì? Làm thế nào để bảo vệ tác phẩm của bạn khỏi bị sao chép trái phép?
Mục lục
Trong thời đại công nghệ số, việc chia sẻ và sử dụng thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến nguy cơ xâm phạm bản quyền ngày càng gia tăng. Vậy thế nào là hình vi xâm phạm bản quyền. Vậy làm sao để bạn có thể bảo vệ được những “đứa con tinh thần” – kết tinh chất xám và tâm huyết của bạn? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Bản quyền là gì?
Bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo. Quyền này được công nhận ngay tại thời điểm tác phẩm ra đời và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào.
Theo quy định pháp luật, các cá nhân khác không được xâm phạm đến các quyền của tác giả, bao gồm:
- Quyền quản lý: Quyền quyết định việc sử dụng, công bố, xuất bản, sao chép, dịch thuật, biểu diễn, trình chiếu, truyền tải, phân phối tác phẩm.
- Quyền sử dụng: Quyền trực tiếp thực hiện các hành vi khai thác tác phẩm như in ấn, sao chép, phát hành, biểu diễn, trình chiếu, truyền tải,…
- Quyền khai thác giá trị của tác phẩm: Quyền thu lợi nhuận từ việc sử dụng, phổ biến tác phẩm dưới các hình thức như bán tác phẩm, cấp phép sử dụng, thu phí biểu diễn, trình chiếu,…
Cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền có quyền sử dụng tác phẩm theo ý muốn và khai thác các lợi ích kinh tế, tinh thần từ tác phẩm. Pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu bản quyền, bao gồm quyền được công nhận tác giả, quyền ngăn chặn xâm phạm, quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm,…
Người nắm giữ bản quyền được quy định chi tiết trong hệ thống pháp luật quốc gia và được công nhận trên phạm vi quốc tế. Phổ biến bao gồm:
- Tác giả: Cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
- Đồng tác giả: Các cá nhân cùng sáng tạo ra một tác phẩm.
- Thừa kế: Người thừa kế hợp pháp của tác giả đã mất.
- Tổ chức được ủy quyền: Tổ chức được tác giả ủy quyền quản lý, sử dụng tác phẩm.
2. Vi phạm bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền là hành vi sử dụng tác phẩm của người khác đã được đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ mà không được cho phép, gây thiệt hại tới quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền.
2.1. Điều kiện xác định hành vi vi phạm bản quyền:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xác định hành vi vi phạm bản quyền cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả.
- Có các yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Hành vi bị xem xét xảy ra ở Việt Nam.
2.2. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Bao gồm các tác phẩm được thể hiện dưới dạng:
- Văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
- Tác phẩm báo chí.
- Tác phẩm âm nhạc.
- Tác phẩm sân khấu.
- Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
- Tác phẩm nhiếp ảnh, tranh triển lãm.
- Tác phẩm kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2.3. Các yếu tố xâm phạm quyền tác giả
- Phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm.
- Được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.
2.4. Ví dụ về các dạng vi phạm bản quyền
Vi phạm bản quyền tác phẩm:
- Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người sở hữu, tác giả.
- Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình cho người khác.
- Tác phẩm không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày, bố cục, cách triển khai vấn đề của một tác phẩm bị sao chép.
- Tác phẩm không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo bằng tiếng khác hay sang dạng khác.
Vi phạm bản quyền sáng chế:
- Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong thời gian còn hiệu lực của pháp luật quy định.
- Mô phỏng lại, viết lại bằng một ngôn ngữ khác, miêu tả ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn có hiệu lực.
Vi phạm quyền thương hiệu:
- Sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu nổi tiếng hay hệ thống nhận diện thương hiệu (tên thương hiệu, logo, slogan,… ) của một tổ chức.
Vi phạm quyền tác phẩm âm nhạc:
- Đạo nhái giai điệu, lấy cắp ý tưởng các tác phẩm âm nhạc.
Vi phạm quyền sử dụng hình ảnh:
- Sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích trục lợi mà không có sự đồng ý hay trích dẫn nguồn, tên tác giả chính.
3. Xâm phạm bản quyền bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định các hành vi xâm phạm bản quyền như sau:
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”
Việc xử lý vi phạm bản quyền được thực hiện theo các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
3.1. Xử lý dân sự
- Áp dụng theo yêu cầu của:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
- Kể cả khi hành vi vi phạm đã hoặc đang bị xử lý: hành chính và hình sự
Nội dung xử lý dân sự:
- Yêu cầu chấm dứt:
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả.
- Hành vi xâm phạm quyền liên quan.
- Bồi thường thiệt hại:
- Do hành vi xâm phạm gây ra.
- Bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Yêu cầu thực hiện các biện pháp khác:
- Như công khai xin lỗi, thu hồi tác phẩm vi phạm, v.v.
3.2. Xử lý hành chính
- Áp dụng khi:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc chủ thể phát hiện ra hành vi vi phạm yêu cầu.
- Cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm.
Hình thức xử lý hành chính:
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhẹ.
- Phạt tiền: Mức phạt tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.
- Tịch thu tang vật vi phạm: Bao gồm tác phẩm vi phạm, bản sao tác phẩm vi phạm, dụng cụ dùng để thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
- Buộc sửa chữa hậu quả của hành vi vi phạm: Công khai xin lỗi, thu hồi tác phẩm vi phạm,…
3.3. Xử lý hình sự
- Áp dụng trong trường hợp: Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hình thức xử lý hình sự:
- Phạt tù: Mức phạt tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
- Phạt tiền: Áp dụng kèm theo hoặc thay thế cho hình phạt tù.
- Tịch thu tang vật vi phạm: Áp dụng tương tự như trong xử lý hành chính.
- Buộc sửa chữa hậu quả của hành vi phạm tội: Áp dụng tương tự như trong xử lý hành chính.
Lưu ý:
- Việc đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên các yếu tố như tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, thiệt hại gây ra, v.v.
- Việc xử lý vi phạm bản quyền góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng thời khuyến khích sáng tạo và phát triển văn hóa, nghệ thuật.
4. Làm sao để bảo vệ các tác phẩm của bạn khỏi vi phạm bản quyền?
Những tài sản kết tinh trí tuệ và tâm huyết luôn là vô giá. Việc bảo vệ các tác phẩm sáng tạo của bạn khỏi vi phạm bản quyền là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng cho bạn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
Hiểu rõ luật sở hữu trí tuệ
- Nắm vững các khái niệm cơ bản về bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu và bí mật kinh doanh.
- Nghiên cứu luật pháp và quy định về sở hữu trí tuệ tại quốc gia bạn sinh sống và quốc gia bạn muốn bảo vệ tác phẩm.
- Tham khảo ý kiến luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ để được tư vấn cụ thể về cách bảo vệ tác phẩm của bạn.
Đăng ký bản quyền
- Đăng ký bản quyền cho tác phẩm sáng tạo của bạn, bao gồm sách, bài hát, tác phẩm nghệ thuật,..
- Nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho phát minh mới của bạn.
- Đăng ký nhãn hiệu cho logo, tên thương hiệu và khẩu hiệu của bạn.
- Bảo vệ bí mật kinh doanh bằng cách thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp.
Sử dụng biện pháp kỹ thuật
- Sử dụng phần mềm chống sao chép để bảo vệ tác phẩm kỹ thuật số của bạn.
- Đánh dấu bản quyền cho tác phẩm của bạn bằng biểu tượng © và thông tin về chủ sở hữu.
- Sử dụng mật khẩu mạnh, tường lửa và các biện pháp bảo mật khác để bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi truy cập trái phép.
Theo dõi và giám sát
- Sử dụng các công cụ trực tuyến để theo dõi việc sử dụng tác phẩm của bạn trên internet.
- Báo cáo các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan chức năng.
- Tham gia các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để nhận được hỗ trợ và cập nhật thông tin mới nhất.
Nâng cao nhận thức và xây dựng cộng đồng
- Giáo dục bản thân về sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo vệ tác phẩm.
- Chia sẻ thông tin về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ với mọi người xung quanh.
- Tham gia cộng đồng và các diễn đàn về sở hữu trí tuệ để kết nối với những người cùng chí hướng.
- Hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của tác giả.
5. Văn phòng luật sư tố tụng
Việc vi phạm bản quyền có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng về mặt tài chính và tinh thần cho chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp bạn không biết làm thế nào để xử lý tình trạng này, Văn phòng luật sư tố tụng chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.
Văn phòng luật sư tố tụng uy tín với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn:
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp
- Đánh giá vụ việc: Phân tích chi tiết hành vi vi phạm, xác định mức độ thiệt hại và căn cứ pháp lý để xử lý.
- Tư vấn giải pháp: Đề xuất phương án giải quyết phù hợp nhất, đảm bảo bảo vệ quyền lợi tối đa cho bạn.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý: Thay mặt bạn thực hiện các thủ tục tố tụng, bao gồm khởi kiện, tham gia phiên tòa,…
- Bảo vệ quyền lợi trong quá trình tố tụng: Đảm bảo bạn được đối xử công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tiết kiệm thời gian và công sức
- Luật sư sẽ thay mặt bạn giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, luật sư sẽ đảm bảo vụ việc của bạn được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Mang lại kết quả tối ưu
- Luật sư có khả năng thu thập bằng chứng, lập luận pháp lý sắc bén, giúp tăng khả năng thắng kiện và đòi lại công lý cho bạn.
- Luật sư sẽ đàm phán với bên vi phạm để đạt được thỏa thuận có lợi cho bạn, giảm thiểu thiệt hại và tiết kiệm chi phí.
Luôn đồng hành cùng bạn
- Luật sư luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vụ việc và quy trình tố tụng.
- Luật sư sẽ cập nhật thông tin vụ việc thường xuyên để bạn nắm bắt tình hình và đưa ra quyết định phù hợp.
- Luật sư sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với Văn phòng luật sư tố tụng uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi bạn gặp phải trường hợp vi phạm bản quyền.