Hành vi xâm phạm bản quyền phần mềm là gì? Quy định pháp luật và cách xử lý
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay đặt ra thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất phần mềm. Trong đó có hành vi xâm phạm bản quyền xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy hành vi vi phạm bản quyền mềm là gì? Quy định pháp luật và cách xử lý như thế nào?
1. Bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm là việc bảo vệ quyền cho nhà phát triển phần mềm, chủ sở hữu phần mềm độc quyền để ngăn chặn việc sao chép trái phép phần mềm của họ.
Theo quy định tại Điều 14 và Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019, bản quyền phần mềm được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả chương trình máy tính, cụ thể như sau:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
2. Quy định của pháp luật về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là việc sử dụng các phần mềm được bảo vệ bởi quy định của pháp luật một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép của chủ sở hữu.
Các hành vi sau đây được xem là hành vi vi phạm bản quyền phần mềm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- ….
Có thể thấy, hành vi vi phạm bản quyền phần mềm thông qua rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Do đó, nếu bạn đang nhận thấy những dấu hiệu trên thì có thể phần mềm của mình đang bị vi phạm bản quyền, cần kịp thời giải quyết.
Xem thêm: Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất
3. Xử phạt hành chính hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm và yêu cầu của bên bị xâm phạm mà hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau. Theo Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
4. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Nếu bạn đang cần tư vấn chuyên sâu và hiểu rõ hơn về hành vi vi phạm bản quyền thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Phan Law Vietnam. Luật sư và chuyên viên tư vấn tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đều được đào tạo chuyên sâu về bản quyền và Sở hữu trí tuệ, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ giúp bạn:
- Nghiên cứu, tư vấn về tình trạng pháp lý và đề xuất các giải pháp liên quan đến xử lý vi phạm bản quyền phần mềm;
- Tư vấn và đại diện xử lý vi phạm bản quyền phần mềm bằng biện pháp hành chính;
- Tư vấn và đại diện xử lý vi phạm bản quyền phần mềm bằng biện pháp dân sự (khởi kiện).