Xâm phạm đời tư cá nhân bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Xâm phạm đời tư cá nhân là một trong những hành vi đáng lên án trong xã hội hiện nay. Hành vi này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Vậy hành vi xâm phạm đời tư cá nhân bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Đời tư cá nhân được quy định như thế nào?
1.1. Tìm hiểu chung về quyền riêng tư cá nhân
Mỗi cá nhân đều có quyền riêng tư, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đó là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Ngoài ra, mọi người đều có quyền giữ bí mật thư từ, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được mở, kiểm soát hoặc tịch thu trái phép thư từ, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin cá nhân khác của người khác mà không có sự cho phép của họ.
Có thể hiểu rằng việc xâm phạm đời tư cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và mọi người phải tôn trọng và có nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư đó.
1.2. Xâm phạm đời tư cá nhân là gì?
Xâm phạm đời tư cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó một người có các hành vi tiết lộ, phát tán… những thông tin riêng tư của cá nhân khi không được người đó đồng ý trừ trường hợp được phép của luật quy định thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Bởi theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; danh dự, uy tín cũng như thư tín, điện thoại, điện tử, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm trái luật.
Không những vậy, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật cũng bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân và không ai được phép xâm phạm một cách trái luật.
Đặc biệt, khoản 2 Điều này cũng khẳng định, không ai được phép thu thập, sử dụng, công khai các thông tin liên quan đến quyền riêng tư của người khác mà không được người đó đồng ý trừ các trường hợp được cho phép gồm:
- Về hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc lấy từ các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, thi đấu… mà không tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người sở hữu hình ảnh (căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015).
- Về dữ liệu cá nhân: Phải được xử lý trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chủ thể hoặc của người khác (theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)…
Như vậy, có thể thấy, quyền riêng tư của cá nhân là tất cả các thông tin cá nhân của người đó bao gồm: Quyền hình ảnh; nhân phẩm, uy tín, danh dự; thư tín… của cá nhân đó. Và việc xâm phạm đời tư cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật trừ một số trường hợp được pháp luật cho phép.
Xem thêm: Cần làm gì khi bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền
2. Xâm phạm đời tư cá nhân bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi xâm phạm đời tư cá nhân của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành nên tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác nêu trên.
3. Tư vấn pháp lý về việc xâm phạm đời tư cá nhân
Trên thực tế hiện nay, hành vi xâm phạm đời tư cá nhân đang có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong trường hợp người khác xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của bạn, bạn có thể liên hệ với văn phòng luật sư Phan Law Vietnam để được hỗ trợ giải quyết.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chắc chắn vấn đề này của bạn sẽ được Phan Law Vietnam hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn cần thuê luật sư bào chữa, giảm nhẹ tội, giảm án phạt, minh oan và bảo vệ quyền lợi thì sử dụng dịch vụ luật sư tại Phan Law nhé!