Xâm phạm tài sản của người khác
Mục lục
Bất kỳ ai cũng đều có quyền được bảo vệ tài sản. Pháp luật cho phép mọi người đều có quyền được tự do khai thác giá trị tài sản, được quyền dùng mọi biện pháp để tăng giá trị tài sản miễn là không vi phạm pháp luật. Liệu hành vi xâm phạm tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mức phạt đối với hành vi này như thế nào?
1. Xử lý hình sự xâm phạm tài sản của người khác
Ở nước ta, khi có hành vi xâm phạm tài sản của người khác, người thực hiện hành vi xâm phạm có đầy đủ năng lực hình sự và đủ độ tuổi theo quy định thì khi có đủ dấu hiệu tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể sẽ bị xử lý các tội danh như sau:
- Tội cướp tài sản: Dùng đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để lấy tài sản;
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Bắt cóc người khác làm con tin để lấy tài sản;
- Tội cưỡng đoạt tài sản: Đe dọa, uy hiếp tinh thần người khác, khiến họ sợ hãi và phải giao tài sản cho người phạm tội;
- Tội cướp giật tài sản: Lợi dụng sơ hở để giật lấy tài sản một cách nhanh chóng;
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Ngang nhiên lấy tài sản của người khác một cách công khai, với trị giá từ 2 triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Tội trộm cắp tài sản: Lén lút lấy tài sản. Khiến chủ sở hữu không biết bản thân bị mất tại thời điểm tài sản bị lấy đi;
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng mọi thủ đoạn gian dối để lấy tài sản của người khác;
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Tài sản được chuyển giao hợp pháp từ người bị hại sang người phạm tội, như vay, mượn, thuê tài sản,… Sau khi nhận tài sản, người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
2. Chế tài xử lý xâm phạm tài sản của người khác
Tùy vào từng tội danh, tính chất và mức độ phạm tội mà sẽ phải chịu chế tài xử lý hình sự khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tội cướp tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi chuẩn bị phạm tội: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi chuẩn bị phạm tội: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ ba, tội cưỡng đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ tư, tội cướp giật tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thứ năm, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thứ sáu, tội trộm cắp tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thứ bảy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ tám, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Sử dụng dịch vụ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hình sự, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã và đang nhận được nhiều sự tin tưởng từ Khách hàng. Tuy nhiên, không phải vì điều đó mà chúng tôi ỷ y mà vẫn cố gắng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn. Khi sử dụng dịch vụ, các bạn sẽ được:
- Tư vấn chuyên sâu: Luật sư, Chuyên viên pháp lý sẽ tư vấn các quy định liên quan đến hành vi xâm phạm tài sản và cách thức để bào chữa/buộc tội nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân;
- Đại diện tham gia tố tụng: Cử Luật sư soạn thảo giấy tờ và đại diện tham gia các hoạt động điều tra, truy tố, phiên tòa xét xử;
- Thu thập bằng chứng: Hỗ trợ thu thập thêm tài liệu, chứng cứ có lợi để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của bạn.