Xử lý hành vi bạo hành học đường
Mục lục
Bạo hành học đường đang là vấn nạn xã hội trong môi trường học đường mà ở mọi quốc gia. Vấn đề này đang được nhiều sự quan tâm và lên án. Bởi những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần và nặng hơn là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi trưởng thành. Dù ở đâu, vấn đề này đều đang trong tình trạng báo động, nhà nước và cộng đồng của mỗi quốc gia đang không ngừng tìm các giải pháp để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này diễn ra.
1. Bạo hành học đường có thể bị xử lý hình sự không?
Bạo hành học đường có thể là chửi bới, mắng nhiếc,… hoặc đá, đấm, tát… tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Do đó, hành vi bạo hành học đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu một trong hai tội danh sau:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó:
Thứ nhất, chủ thể phạm tội
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm về tội này khi thuộc tội phạm rất nguy hiểm hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, mối quan hệ bị xâm phạm
Là hành vi cố ý làm người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người, đang được pháp luật bảo vệ. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
Thứ ba, biểu hiện tâm lý
Họ nhận thức rõ hành vi đánh người của mình sẽ gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác nhưng muốn hoặc có ý thức để cho hậu quả xảy ra; nhằm gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Thứ tư, biểu hiện bên ngoài
Hành vi: Sử dụng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc các thủ đoạn khác ảnh hưởng đến cơ thể người khác, như: đánh, đập, đâm, đấm, chém,…
Hậu quả: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và được xác nhận bằng kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tới xã hội.
Trường hợp 2: Tội làm nhục người khác
Thứ nhất, chủ thể phạm tội
Phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, mối quan hệ bị xâm phạm
Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Thứ ba, những biểu hiện bên trong
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác.
Thứ tư, những biểu hiện bên ngoài
Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bằng lời nói hoặc hành động, như:
- Lời nói: Chửi bới, sỉ nhục một cách thô bỉ, tục tĩu,… nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Đồng thời, làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã, xấu hổ trước những người khác;
- Hành động: Lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, trứng thối vào người khác,… trước đám đông để bêu rếu.
2. Bạo hành học đường bị xử lý hình sự như thế nào?
Khi có đủ dấu hiệu tội phạm, người thực hiện hành vi bạo hành học đường sẽ phải bị áp dụng chế tài hình sự dựa vào tính chất, mức độ phạm tội như sau:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Phạt tù từ 02 năm – 06 năm;
- Phạt tù từ 05 năm – 10 năm;
- Phạt tù từ 07 năm – 14 năm;
- Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân;
- Trong giai đoạn chuẩn bị: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
Trường hợp 2: Tội làm nhục người khác
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
- Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm;
- Phạt tù từ 02 năm – 05 năm;
- Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Những vụ bạo hành học đường rất cần có Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bởi lẽ, người bị hại vốn chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý nên trong quá trình tham gia hoạt động tố tụng sẽ gặp nhiều khó khăn và Luật sư là người hiểu biết pháp luật, nắm rõ quá trình tố tụng nên sẽ hỗ trợ, giúp ổn định tâm lý và bảo vệ quyền, lợi ích tối đa cho bị hại.
Phan Law Vietnam với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề liên quan. Đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất và cam kết bảo mật thông tin, không tiết lộ cho bên thứ 03 nếu không được sự đồng ý của thân chủ. Vì vậy, hãy nhanh tay nhấc điện thoại lên và gọi đến số hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.