Bạo hành người già bị pháp luật xử lý ra sao?
Mục lục
Đắng lòng chữ “hiếu” thời hiện đại với các vụ việc bạo hành người già liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, hàng giờ. Bạn nghĩ sao về vấn nạn này? Pháp luật quy định như thế nào đối với hành vi bạo hành người già? Làm thế nào để bảo vệ họ? Cùng theo dõi chi tiết các vấn đề trên trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm 2013;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
2. Hiểu thế nào là bạo hành người già?
Để hiểu rõ thế nào là bạo hành người già, chúng ta cần làm rõ hai thành tố là “bạo hành” và “người già”, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về khái niệm bạo hành: Bạo hành (hoặc bạo lực) là việc sử dụng sức mạnh, kiểm soát hoặc quyền lực để gây thương tổn, tổn thương tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bạo hành có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ bạo lực gia đình và bạo hành tình dục đến bạo hành tại nơi làm việc, bạo hành tôn giáo và nhiều hình thức khác. Bạo hành có thể bao gồm việc lạm dụng về mặt tinh thần, lạm dụng về mặt thể xác, đe dọa, cưỡng ép và tạo ra môi trường không an toàn cho người khác.
- Thứ hai, về khái niệm người già: Hiện tại trong các văn bản pháp luật hiện hành không có giải thích thế nào là người già. Mà theo quy định của pháp luật lao động chỉ đưa quy định thế nào là “người cao tuổi”. Theo đó chúng ta có thể hiểu đơn giản người già là người có tuổi cao, thường là từ 70 tuổi trở lên.
3. Bạo hành người già bị xử lý như thế nào?
3.1. Về xử lý hành chính
Hành vi bạo hành người già chính được xác định là một trong những hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.
Tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình”.
Theo đó, có thể thấy hành vi bạo hành người già sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và mức phạt cụ thể tùy theo mức độ vi phạm cũng như các yếu tố khác, ví dụ mức độ thành khẩn, hối lỗi…
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị buộc xin lỗi công khai hoặc buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân.
Người có hành vi bạo lực gia đình là công chức, viên chức hoặc người lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định.
3.2. Về xử lý hình sự
Hành vi bạo hành gia đình cũng có thể bị xử lý hình sự theo tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Trường hợp nếu gây thương tích cho người già thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này….
Tuỳ thuộc vào hành vi, mức độ phạm tội và yếu tố tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ khác mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng điều khoản phù hợp.
4. Bị bạo hành gia đình thì phải làm sao?
Nếu bạn đang là nạn nhân của bạo hành gia đình hoặc có người thân bị bạo hành gia đình, hãy lên tiếng để bảo vệ họ. Nếu bạn không có đủ tự tin hãy liên hệ ngay với các Luật sư Tố tụng để được hỗ trợ tư vấn và giải quyết vấn đề nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại. Bằng kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên sâu, sự nhiệt huyết, tận tâm với từng khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra phương án hỗ trợ bạn tốt nhất.