Tìm hiểu lạm phát phi mã
Mục lục
Khi giá cả sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh vọt từ 10% đến mức dưới 1000% đó chính là lạm phát phi mã. Mức độ này rất dễ gây ra những biến động lớn cho thị trường kinh tế. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát phi mã? Những ảnh hưởng của lạm phát tác động đến nền kinh tế? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn ký những chủ đề này cho Quý vị.
1. Những nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát phi mã là gì?
Những nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến lạm phát phi mã:
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của mặt hàng khác cũng theo đó tăng, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường;
- Lạm phát do chi phí bị đẩy lên cao: Chi phí của các công ty (gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế…). Khi giá cả của một hoặc vài chi phí sản xuất tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì thế mà giá thành của sản phẩm cũng sẽ bị tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Dẫn đến, mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ theo đó mà tăng lên;
- Lạm phát do cơ cấu trong tổ chức: Khi doanh nghiệp kinh doanh không được tốt, nhưng phải cập nhật xu hướng thị trường nên buộc phải tăng lương cho người lao động. Họ buộc phải tăng giá sản phẩm để kiếm được nguồn thu để bù vào phần tăng lên của lương cho người lao động;
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn sẽ không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát;
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới cầu tăng cao hơn cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước bị giảm, tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát;
- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên cao sẽ hình thành lạm phát;
- Lạm phát tiền tệ: Khi lượng tiền được lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với đồng tiền ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là lý do gây ra tình trạng lạm phát.
2. Những ảnh hưởng tích cực của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát không phải khi nào cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích như sau:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp;
- Cho phép chính phủ có thêm lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại nguồn thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
3. Những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, như:
- Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn lãi suất ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát (Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát). Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng;
- Giữa tổng thu nhập thực tế và tổng thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống;
- Lạm phát làm giảm giá trị thật của tài sản, khiến tài sản không có lãi và còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi. Lý do là chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng;
- Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình để thu gom hàng hoá, tài sản. Từ đó nạn đầu cơ tích trữ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn…