Lừa đảo qua mạng: 04 cách phòng tránh
Mục lục
Lừa đảo qua mạng là một hình thức chiếm đoạt tài sản vô cùng phổ biến, kể từ khi các ứng dụng xã hội “lên ngôi”. Chỉ cần một tài khoản ảo, các đối tượng có thể giăng bẫy bằng vô vàn những kịch bản khác nhau, khó lòng nhận biết.
1. Lừa đảo qua mạng dưới 2 triệu đồng có bị xử lý không?
Trường hợp đối tượng phạm tội lừa đảo qua mạng với số tiền dưới 2 triệu đồng, tùy theo mức độ nghiêm trọng, có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hành chính: Không kể giá trị tài sản, căn cứ điểm c khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021:
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản;
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với những hành vi: Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác.
Về xử lý hình sự: Tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Như vậy, lừa đảo qua mạng dưới 2 triệu đồng vẫn có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
1. Làm sao để không “sập bẫy” lừa đảo qua mạng?
Thứ nhất, bạn phải cẩn trọng với tất cả những lời mời hẹn phỏng vấn tuyển dụng, lời mời tham gia các chương trình đầu tư, tìm kiếm thu nhập, lời mời tham gia cuộc thi – sự kiện,… thông qua hình thức kết bạn, tạo tài khoản trò chuyện trên ứng dụng Telegram hoặc trên các ứng dụng không phổ biến khác.
Thứ hai, bạn tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ để nhận thu nhập, nhận thưởng, nhận quà tặng, nhận hoa hồng, nhận tiền lãi,…
Cần hiểu rằng, người lạ là những người chưa rõ danh tính, không phải người thân, bạn bè thường gặp, hoặc không có cơ sở để xác định đó là người thân, bạn bè thường gặp.
Thông thường, các nạn nhân dễ dàng tin tưởng những đối tượng lừa đảo mà quên mất rằng chúng chỉ là những “nickname”, những tài khoản ảo với hình đại diện giả tạo, trên thực tế, vẫn chưa được xác thực thông tin cá nhân rõ ràng.
Thứ ba, mọi giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, hay lao động, tốt nhất, nên được xác lập bằng văn bản có công chứng chữ ký,… không nên được thống nhất chỉ qua nội dung trao đổi trên tin nhắn hay gọi điện thoại.
Cuối cùng, khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu đáng nghi nào, dù nhỏ nhất, bạn cũng cần phải đánh giá lại trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn của những người có hiểu biết, chuyên môn nhất định. Khi phát hiện bị lừa đảo, bạn cần nhanh chóng liên hệ cơ quan chức năng và luật sư để được giúp đỡ.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Khi rơi vào tình huống bị lừa đảo qua mạng, Quý Khách hàng hãy liên hệ Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn, hướng dẫn cách thức xử lý theo quy định pháp luật.
Chúng tôi, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ Quý Khách hàng:
- Lập hồ sơ tố cáo: Soạn thảo đơn tố cáo và các tài liệu cần thiết liên quan.
- Thu thập chứng cứ: Chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho Quý Khách hàng.
- Tham gia tố tụng: Đại diện khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng trong vụ án lừa đảo qua mạng…