[Báo động] Hành vi làm giả mạo giấy tờ và sử dụng đi lừa đảo
Mục lục
Tình trạng lừa đảo, làm giả giấy tờ ngày xuất hiện càng nhiều, khiến người dân hoang mang và lo lắng. Sau khi giả mạo giấy tờ, các đối tượng này thường tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch tại các tổ chức hành nghề công chứng để lừa đảo, qua mắt người khác. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Thực trạng giả mạo giấy tờ trên thị trường hiện nay
Tình trạng giả mạo giấy tờ, tài liệu đang là vấn đề căng thẳng, gây nhức nhối trên xã hội hiện nay. Các vụ việc này thường xuất hiện ở nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Đặc biệt, trong thời gian qua, tình trạng mua bán, làm giả mạo giấy tờ đang xuất hiện nhiều trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Hành vi này ngày càng có chiều hướng gia tăng trong xã hội. Có thể xuất phát từ những người không muốn học, không tốn thời gian nhưng vẫn có bằng cấp để làm hồ sơ xin việc, ngụy trang, che giấu thân phận, qua mắt cơ quan chức năng. Các đối tượng này thường qua mắt cơ quan chức năng, nhằm thực hiện mục đích cá nhân như lừa đảo, giả mạo trên các trang mạng xã hội, internet,…
Trước tình hình này, Công an thành phố khuyến cáo người dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên các địa bàn thành phố cần phát huy tinh thần tự giác, nâng cao trách nhiệm và ý thức bản thân trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Các đối tượng này sau khi bị bắt sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cách nhận biết thủ đoạn, lừa đảo vay tiền bằng CMND
2. Phạm tội giả mạo giấy tờ và sử dụng đi lừa đảo chịu hình phạt gì?
Việc giả mạo giấy tờ thường gây thiệt hại đến những người có thông tin trong giấy tờ đó. Hành vi này còn làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý xã hội. Do đó, pháp luật đã quy định rõ để xử phạt hành vi này với các mức phạt khác nhau.
– Mức xử phạt với hành vi sử dụng các văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp (Làm giả bằng tốt nghiệp, chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng anh,…):
- Theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt từ 07 – 10 triệu đồng.
– Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân giả:
- Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
- Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào có hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân giả thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng, đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi.
Có thể thấy rằng, việc làm giả các loại giấy tờ khác nhau sẽ có mức phạt tương ứng. Đây mới chỉ là quy định của pháp luật về hành vi giả mạo giấy tờ chứ chưa sử dụng. Nếu các đối tượng này đem các giấy tờ giả mạo này sử dụng với hành vi lừa đảo, hoặc ký kết các hợp đồng sẽ bị xử phạt theo mức độ khác nhau.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi giả mạo giấy tờ
Hiện nay, nhiều hành vi sử dụng giấy tờ giả gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho xã hội, gây ảnh hưởng danh dự, uy tín của cá nhân. Hậu quả của các hành vi này sẽ được pháp luật quy định xử phạt theo từng khung hợp lý. Nếu Khách hàng vẫn chưa nắm rõ về quy định xử phạt của pháp luật thì hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam.
Đội ngũ luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ mọi vấn đề liên quan đến quy định xử phạt khi sử dụng giấy tờ giả mạo. Bên cạnh đó, nếu Khách hàng cần tư vấn làm hồ sơ kiện cáo các đối tượng sử dụng thông tin của mình để lừa đảo thì Phan Law Vietnam cũng sẵn sàng hỗ trợ.
Hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để mọi vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng nhé!