Giải đáp: Review sách có vi phạm bản quyền không?
Mục lục
Mỗi khi có một cuốn sách được ra mắt, nhất là những cuốn sách của các tác giả nổi tiếng sẽ nhận được nhiều quan tâm của bạn đọc. Từ đó, những nội dung review sách xuất hiện không ít và công khai trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không có nhiều người nghĩ tới khía cạnh liệu review sách có vi phạm bản quyền không? Tại bài viết này, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ giải đáp tới Quý khách vấn đề này.
1. Review sách là gì?
Review sách hay còn là nhận xét, đánh giá về một cuốn sách là cách cung cấp thông tin tóm tắt, những cảm nhận riêng của người review với cuốn sách đó, cho phép người đọc có thể nghe và nắm bắt nội dung chính trong thời gian ngắn.
Các review này có thể nhằm mục đích khen, chê, chỉ trích về cốt truyện, nội dung,… Một bài review sách dựa trên chủ yếu cảm xúc của cá nhân. Nếu người review không đúng với cốt truyện, nội dung tác giả muốn truyền tải sẽ làm bạn đọc hiểu sai nội dung của cuốn sách. Do đó những review này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của cuốn sách đó. Vậy review sách có vi phạm bản quyền không, hãy cùng Văn phòng luật sư tố tụng tìm hiểu ở mục sau đây.
Xem thêm: Review phim có vi phạm bản quyền hay không?
2. Review sách có vi phạm bản quyền không?
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sửa đổi bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 và bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25; sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản đểnghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;
đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;
e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
g) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại;
i) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại;
k) Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;
l) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;
m) Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này.
2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, với câu hỏi review sách có vi phạm bản quyền không đã được giải đáp. Review sách không nằm trong mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân,… nên hành vi này không nằm trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả không đề cập đến trường hợp review sách.
Xem thêm: Vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt như thế nào?
3. Thời điểm xác lập quyền tác giả đối với sách
Theo Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả với tác phẩm được bảo hộ tự động, không phải đăng ký, không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, Cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức của tác phẩm, chống lại hành vi sao chép tác phẩm, không bảo hộ về mặt nội dung cũng như ý tưởng của tác phẩm.
Như vậy, khi review sách, truyện của người khác để kinh doanh cần phải chú ý đến quyền tác giả của tác phẩm dù tác giả hoặc chủ sở hữu hiện tại của tác phẩm có đăng ký quyền tác giả hay không?
Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm viết là điều rất quan trọng vì nó cung cấp cho tác giả các quyền bảo vệ công bằng. Văn phòng luật sư tố tụng sẽ đưa ra một số lý do quan trọng sau đây:
– Đảm bảo sự uy tín: Bản quyền tác giả là một cách để công nhận chính thức cho tác giả, giúp tăng sự uy tín và giá trị của tác phẩm.
– Ngăn chặn những hành vi xâm phạm: Bằng cách đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm sẽ được giảm nguy cơ xâm phạm bản quyền. Bản quyền tác giả là cơ chế pháp lý giúp bảo vệ tác phẩm khỏi việc sao chép, sử dụng trái phép không đúng cách hoặc bị làm dụng từ người khác.
– Quyền sở hữu: Bản quyền cung cấp quyền sở hữu tác phẩm cho tác giả, cho phép kiểm soát cách sử dụng, phân phối và tái sử dụng tác phẩm.
Như vậy, đăng ký bản quyền tác giả là một cách quan trọng để bảo vệ và tận dụng tác phẩm, đồng thời sẽ cung cấp được nhiều quyền lợi pháp lý và kinh doanh quan trọng.
4. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại Văn phòng luật sư tố tụng
Sau hơn 12 năm hoạt động, Văn phòng luật sư tố tụng đã cung cấp hàng ngàn lượt tư vấn, đại diện Khách hàng trong và ngoài nước thực hiện các thủ tục liên quan đến xác lập, gia hạn, chuyển nhượng và xử lý tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia có chuyên môn giỏi, hành nghề nhiều năm, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ cung cấp cho Quý khách các dịch vụ về sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp và uy tín.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về review sách có vi phạm bản quyền không. Để biết thêm chi tiết, Quý khách hãy gọi đến số Hotline hoặc để lại thông tin tại form dưới đây để nhận tư vấn sớm nhất.