Quy định về xử phạt xuất hóa đơn khống
Mục lục
Hóa đơn là chứng từ kinh tế quan trọng trong toàn bộ các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ. Việc lập và sử dụng hóa đơn phải tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, trường hợp sai phạm sẽ bị xử phạt xuất hóa đơn khống hoặc các biện pháp xử phạt khác mà pháp luật đã quy định, hướng dẫn. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Xuất hóa đơn khống là gì?
Xuất hóa đơn khống được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức cố tình lập hóa đơn giả, hóa đơn không có (chưa có) giá trị sử dụng; hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
Tất nhiên, hệ quả thiết yếu của hành vi xuất hóa đơn khống chính là việc sử dụng hóa đơn bất bất hợp pháp; làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kiểm soát, khai thác kinh tế theo quy định pháp luật, vì vậy các hành vi này sẽ phải bị xử lý theo quy định về xử phạt xuất hóa đơn khống hiện hành.
Các trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Để xác định được mức xử phạt xuất hóa đơn khống, trước hết bạn cần xác định được các trường hợp, hành vi nào được xem là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”
Mức xử phạt xuất hóa đơn khống là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, số lượng hóa đơn lập khống cũng như hậu quả đối với hành vi này gây ra trên thực tế, mà pháp luật có chế tài quy định xử phạt xuất hóa đơn khống khác nhau.
Mức xử phạt cho hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Trường hợp tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC.
Các hành vi hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cũng có thể bị xử phạt từ từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trừ trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng hoặc không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn.