Thủ đoạn lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo phổ biến
Mục lục
Hiện nay, với sự phát triển của các Bitcoin, Binance coin,… thì tình trạng chơi tiền ảo, đầu tư tài chính thông qua mạng Internet khá phổ biến. Trên thực tế, tiền ảo cũng có những ưu điểm nhất định, đặc biệt là dễ dàng dịch chuyển không thông qua trung gian như ngân hàng, chính phủ. Tuy nhiên, nếu chưa thực sự hiểu về lĩnh vực này, có khả năng cao sẽ bị lừa đảo. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các thủ đoạn lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo.
1. Điểm danh các thủ đoạn lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo phổ biến
Trên thị trường ngày nay, xuất hiện rất nhiều tình trạng bị lừa đảo thông qua sàn tiền ảo. Những đối tượng này sẽ áp dụng các thủ đoạn tinh vi, lợi dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Các chiêu trò lừa đảo thường gặp sẽ là:
1.1. Kinh doanh đa cấp tiền ảo biến tướng
Sử dụng hình thức kinh doanh đa cấp, những kẻ lừa đảo sẽ biến tướng tiền ảo dưới vỏ bọc của các dự án đầu tư. Thông thường, để áp dụng hình thức này, người có hành vi lừa đảo sẽ mời chào trên các nhóm môi giới đầu tư ở Facebook, Zalo,… Ngoài ra, họ có thể tổ chức các cuộc hội thảo miễn phí, tạo cơ hội may mắn cho người chơi với sự hứa hẹn rất lớn về giải thưởng.
Tuy nhiên, trước đó, những kẻ lừa đảo tài chính này sẽ thường xây dựng lên hình ảnh của bản thân là một con người thành đạt trong sự nghiệp. Cho nên, trên trang cá nhân của họ đa phần là túi xách, hàng hiệu, xe sang, nhà hàng, khách sạn lớn và đi gặp đối tác đầu tư trông rất hoành tráng.
Không chỉ thế, các đối tượng này còn hứa hẹn trả mức lợi nhuận cao so với số tiền đã đầu tư. Đồng thời, họ kêu gọi bạn bè, người thân đồng nghiệp cùng tham gia và nhận hoa hồng với mức giá chiết khấu khủng khiếp.
Do đó, với chiêu trò lừa đảo tạo dựng hình ảnh, đánh trúng tâm lý ham giàu nhanh chóng, đã có rất nhiều người bị trúng thủ đoạn của những đối tượng này khi dùng tất cả số tiền của mình làm vốn góp. Thế nhưng, khi đạt được thành quả rồi, những kẻ lừa đảo sẽ đánh sập dự án và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động.
1.2. Thông qua sàn giao dịch quyền chọn nhị phân
Không chỉ lừa đảo bằng việc tạo dựng ra các dự án ma, những kẻ lừa đảo tài chính còn thông qua sàn giao dịch quyền chọn nhị phân. Tức là, các đối tượng này sẽ mở một sàn giao dịch không đăng ký kinh doanh các sản phẩm mà thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính. Thế nhưng, thông tin về người đứng đầu, địa điểm,… lại không thực sự rõ ràng.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo tài chính này còn rất tinh vi ở chỗ, lập một đội nhóm chuyên đọc lệnh. Bên cạnh đó, nhiều nhóm trên mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, thường xuyên đăng những ảnh nhận được lợi nhuận khủng và nhiều món đồ có giá trị được thành lập. Điều này nhằm mục đích lôi kéo những người không hiểu biết nhiều về tài chính, những người lớn tuổi tham gia.
Với các thủ đoạn đó, chúng giới thiệu cho người muốn đầu tư rằng sàn đầu tư tài chính chủ yếu là dự đoán về các giao dịch liên quan đến tiền ảo, cổ phiếu,… thông qua các lệnh khác nhau. Thủ đoạn này cũng tương tự như tài xỉu online hay cá cược,… Nếu người chơi thắng sẽ nhận về 95% số tiền đặt cược, nếu thua thì sẽ mất trắng.
Tất nhiên, chúng sẽ không để những người chơi thắng. Sau khi hút được một số lượng lớn người chơi nạp tiền vào sàn, các đối tượng lừa đảo tài chính sẽ sử dụng công nghệ cao can thiệp vào quá trình xử lý lệnh, đánh sập sàn giao dịch, chiếm đoạt tiền của người chơi.
1.3. Tặng tiền ảo
Tặng tiền ảo là một trong những hình thức lừa đảo kêu gọi đầu tư tiền ảo. Với chiêu trò lừa đảo này, những kẻ lừa đảo tài chính sẽ “đội lốt” các CEO của dự án coin lớn, yêu cầu người sử dụng gửi tiền ảo vào ví để nhận lãi khủng.
Tuy nhiên, sau khi người chơi đã gửi tiền, các đối tượng này sẽ liên tục thông báo hệ thống lỗi và khiến cho các nạn nhân mất toàn bộ số tiền đã nạp. Nếu nhận ra có dấu hiệu lừa đảo, chúng cũng nhanh tay rút toàn bộ số tiền trong ví của nạn nhân, khiến cho người chơi không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
2. Thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản nêu trên bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ – TTg, tiền ảo sẽ không thuộc đối tượng của hệ thống ngành, nghề kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, trong Luật Đầu tư, tiền ảo cũng không bị liệt vào danh sách bị cấm đầu tư. Do đó, hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về hình thức đầu tư tiền ảo. Vì vậy, nếu gặp phải rủi ro, người đầu tư cũng rất khó để được giải quyết vì pháp luật chưa điều chỉnh vấn đề này. Do đó, hành động này chưa thể định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do thiếu căn cứ pháp lý.
Tuy nhiên, nếu bị lừa đảo thì người đầu tư cũng không phải lo lắng bởi đã có quy định pháp luật xử phạt về hành vi nêu trên. Điều này đã được cụ thể hóa qua Điều 174 Bộ luật hình sự Việt Nam với 04 khung hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung. Do đó, trong trường hợp bản thân là nạn nhân, người đầu tư có thể khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.