Ăn trộm dây cáp điện của Nhà nước bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hành vi trộm cắp diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Trong đó hành vi ăn trộm dây cáp điện của Nhà nước cũng là vấn đề thường đề cập đến. Hành vi này có phải là trộm cắp tài sản không? Bị xử lý như thế nào? Hãy tham khảo thông tin mà Phan Law Vietnam chia sẻ sau đây!
1. Hành vi ăn trộm dây cáp điện diễn ra như thế nào?
Hành vi ăn trộm dây cáp điện của Nhà nước trở thành vấn đề đáng lên án hiện nay. Chờ đến đêm khuya, vắng người các đối tượng này thường sử dụng máy cắt, cắt trộm dây cáp điện để mang về đi bán lấy tiền phục vụ nhu cầu cá nhân.
Các dây cáp điện này được bóc tách lấy lõi đồng để bán lấy tiền. Nhiều lần như vậy, dây cáp điện Nhà nước hư hỏng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
2. Hành vi ăn trộm dây cáp điện của Nhà nước bị xử phạt như thế nào?
Hành vi ăn trộm dây cáp điện cần lên án và xử phạt theo quy định của Pháp luật. Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Theo đó với hành vi ăn trộm dây cáp điện thuộc tội trộm cắp tài sản khi bị phát hiện, bắt giữ có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tịch thu tang vật trộm cắp của đối tượng nếu tang vật cũng như phương tiện vi phạm hành chính.
Xem thêm: Ăn trộm bò của người khác bị xử phạt như thế nào?
3. Hành vi ăn trộm dây cáp điện có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự không?
Hành vi ăn trộm dây cáp điện được quy vào tội trộm cắp tài sản. Theo đó, nếu người nào trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đã bị xử phạt hành chính, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự có thể bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm. Cụ thể:
Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
4. Tư vấn pháp luật về hành vi ăn trộm dây cáp điện
Nếu bạn bắt gặp đối tượng thực hiện hành vi ăn trộm dây cáp điện thì có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ tư vấn pháp luật thực hiện những phương án tiếp theo truy tố tội phạm. Phan Law Vietnam là Văn phòng Luật sư uy tín, chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Chúng tôi sở hữu đội ngũ Luật sư am hiểu về luật sẽ đưa ra cho bạn phương án giải quyết tốt nhất.
Ngoài ra, dành cho bị can, bị cáo nếu đang có nhu cầu thuê Luật sư để bào chữa, giảm nhẹ tội thì cũng có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được đảm bảo quyền lợi tốt nhất!