Bạo hành trẻ em trong gia đình
Mục lục
Hiện nay bạo lực gia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà đối tượng của bạo lực gia đình còn có cả trẻ em. Bạo hành trẻ em trong gia đình luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội khi mà hậu quả do nó mang lại có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chế tài hình sự đối với hành vi bạo hành khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
1. Bạo hành trẻ em trong gia đình được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016, bạo lực trẻ em được hiểu là hành vi:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
- Xâm hại thân thể, sức khỏe;
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc có các hành vi cố ý khác gây tổn hại thể chất, tinh thần của trẻ em.
Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em.
2. Bạo hành trẻ em trong gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Hình sự. Khi hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo các điều sau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Người từ đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý gây thương tích hoặc những tổn thương khác cho sức khỏe của trẻ nhỏ từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có tính chất, mức độ nguy hiểm cao được quy định trong Bộ luật Hình sự;
- Tội vô ý làm chết người: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đã vô ý làm chết trẻ nhỏ khi có những hành vi bạo hành;
- Tội giết người: Người từ đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý giết người;
- Tội hành hạ người khác: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần trẻ nhỏ.
3. Xử lý hình sự hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình
Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức xử lý hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình như sau:
Thứ nhất, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm;
- Khung 5: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Chuẩn bị phạm tội: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Thứ hai, tội vô ý làm chết người
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thứ ba, tội giết người
- Khung 1: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Hình phạt bổ sung: Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ tư, tội hành hạ người khác
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
4. Bảo vệ trẻ em bị bạo hành cùng với Phan Law Vietnam
Đến với văn phòng luật sư Phan Law Vietnam, bạn sẽ được trải nghiệm:
Thứ nhất, thái độ phục vụ:
Luôn thực hiện theo khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, Luật sư, Chuyên viên pháp lý tại Văn phòng luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng và chủ trương thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ:
Chúng tôi là đơn vị luôn luôn có sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý để thực hiện tốt những công việc trong quá trình giải quyết vụ án. Chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của bị hại,…
Thứ ba, đại diện Khách hàng:
Phân công Luật sư, Chuyên viên pháp lý đại diện Khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan chức năng.