Luật sư Nguyễn Đức Hoàng trả lời đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?
Mục lục
Kính chào Luật sư tố tụng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi đang theo dõi vụ kiện khá nổi tiếng thông qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên tôi chưa xác định rõ được đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai? Họ có những quyền lợi cũng như nghĩa vụ như thế nào trong quá trình tố tụng? Kính mong các luật sư có thể giải thích giúp.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Làm sao xác định vô ý phạm tội?
>> Tìm hiểu về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
>> Làm sao để biết hành vi phạm tội có phải tội phạm?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Đương sự trong vụ án hình sự bao gồm những chủ thể nào?
Theo định nghĩa tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”. Pháp luật định nghĩa rất đầy đủ về các chủ thể được gọi chung là đương sự trong vụ án hình sự.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là ai?
Khoản 1 Điều 63 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 định nghĩa: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Trong khi đó, bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bao gồm những ai?
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng định nghĩa về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại khoản 1 Điều 65: “là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”
Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hình sự
Các đương sự đều phải thực hiện đầy đủ 03 nghĩa vụ chính khi tham gia vụ án hình sự.
Thứ nhất, có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thứ hai, trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; đến quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Quyền của nguyên đơn dân sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, nguyên đơn dân sự có các quyền sau:
“a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Quyền của bị đơn dân sự
Tương tự nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ Luật Tố tụng dân sự trong đó có điểm khác biệt như: “Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự.”
Quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015:
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Hoàng về việc người bị tạm giữ có các quyền nào? Đừng ngần ngại mà hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được tư vấn chuyên sâu, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vướng mắc pháp lý mà Quý vị đang gặp phải.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư tố tụng:
- Địa chỉ: 38 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30