Lịch sử hình thành ngày quân đội Nhân dân Việt nam (22/12)
Mục lục
Ngày quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) là một sự kiện quan trọng, đánh dấu nhiều bước tiến mới cho Cách mạng nước ta thời kỳ bấy giờ. Không chỉ tạo tiền đề cho sự trưởng thành của lực lượng vũ trang mà dấu mốc này còn khẳng định cho ý chí của Đảng về một tổ chức quân đội của dân, do dân và vì dân, gắn bó máu thịt với nhân dân. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về lịch sử hình thành ngày lễ quan trọng này.
1. Lịch sử ngày quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) và sự phát triển
Quân đội Nhân dân Việt Nam là một tổ chức lực lượng vũ trang có quy mô đông đảo các chiến sĩ tham gia. Tuy nhiên, ít ai biết đến lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tổ chức này. Phần dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề đó.
Lịch sử hình thành ngày quân đội Nhân dân Việt Nam
Ngày 22/12/2944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã được thành lập theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được coi là đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân, đóng vai trò là tiền thân cho sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân chỉ có hơn 30 cán bộ, chiến sĩ. Thế nhưng, tổ chức quân đội này đã phát huy được sức mạnh, truyền thống đánh giặc cứu nước và nghệ thuật quân sự của dân tộc. Do đó, đã tạo ra nhiều chiến công vang dội, giải phóng nhiều khu vực, tạo dựng căn cứ cho hoạt động đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ngày 15/5/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân. Lúc này, Giải phóng quân đã trở thành lực lượng chủ lực của Mặt trận Việt Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Sau đó, từ thời điểm tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển thành một quân đội với quy mô nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự phát triển của quân đội Nhân dân Việt Nam
Sự phát triển của quân đội Nhân dân Việt Nam được thể hiện ở khía cạnh chính đó là quá trình chiến đấu và những chiến công vang dội, cụ thể như sau:
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông (1947), chiến thắng Biên giới (1950), chiến thắng Tây Bắc (1952), chiến thắng Thượng Lào (1953), chiến thắng Đông Xuân (1953 – 1954).
- Thời kỳ chống Mỹ (1954 – 1975): Chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965), chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 – 1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1968 – 1972), tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).
Đây đều là những trận chiến với quy mô lớn, thể hiện rất rõ tầm quan trọng của quân đội nhân dân Việt Nam trong quá trình bảo vệ độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp cùng với nhân dân ra bắn rơi hàng ngàn máy bay và bắt sống hàng trăm máy bay bên địch.
2. Ý nghĩa của ngày quân đội Nhân dân Việt Nam
Ngày quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) còn được gọi là ngày Quốc phòng toàn dân. Đây chính là ngày tôn vinh các chiến sĩ Cách mạng trong quân đội về tinh thần yêu nước, ý chí sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đây còn là ngày rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, thôi thúc người dân vì mục đích lý tưởng, vì Đảng và Nhà nước mà không ngần ngại khó khăn, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh.
Có lẽ vì thế, ngày 22/12 hàng năm trên đất nước ta đã có rất nhiều các hoạt động kỷ niệm nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc và phẩm chất bộ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó nhằm tác động đến trách nhiệm của mọi công dân về việc củng cố quốc phòng, góp phần xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
3. Những thành tựu cơ bản khi thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Trong quá trình thực hiện ngày hội Quốc phòng toàn dân, những thành tựu cơ bản mà cả nước ta đã gặt hái được đó là:
- Ngày quân đội Nhân dân Việt Nam nâng cao được nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của toàn dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
- Giữ vững nền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Định hướng thực hiện theo con đường xã hội chủ nghĩa, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định và an ninh cho sự phát triển đất nước, làm thất bại âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Qua đó góp phần vào quá trình đổi mới, phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Ngày quốc phòng toàn dân nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, ngăn chặn, loại trừ được các nguy cơ về chiến tranh, tạo khả năng vững chắc để đối phó các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia.
- Ngày quân đội Nhân dân Việt Nam nâng cao tinh thần xây dựng thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện mới, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
- Lực lượng vũ trang có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.