Buôn bán và mở shop quần áo Tết có cần giấy phép kinh doanh không?
Mục lục
Nhu cầu mặc đẹp ngày Tết được rất nhiều người quan tâm và trở thành một hình thức kinh doanh có lợi nhuận cao. Nhiều người đã làm thủ tục mở cửa hàng bán quần áo Tết nhằm muốn thu về nhiều lợi nhuận hơn trong các mùa khác. Vậy việc kinh doanh quần áo ngày Tết có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không?
1. Hình thức kinh doanh buôn bán quần áo Tết có cần giấy phép kinh doanh không?
Với nhu cầu thu về nguồn lợi nhuận cao trong dịp Tết, nhiều cá nhân, tổ chức đã quyết định kinh doanh quần áo Tết để đáp ứng nhu cầu thị yếu trên thị trường. Theo đó, hình thức kinh doanh quần áo ngày Tết có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người.
Qua đó, theo pháp luật quy định với các trường hợp không phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo) là hoạt động mua bán không có địa điểm cố định.
- Kinh doanh nhỏ là hoạt động mua bán các mặt hàng nhỏ; có hoặc không có vị trí cố định.
- Bán đồ ăn vặt là hoạt động bán quà tặng, bánh ngọt, đồ ăn, đồ uống; có hoặc không có vị trí cố định.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác trong mỗi chuyến đi để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
- Cung cấp các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa xe, đỗ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập không yêu cầu đăng ký kinh doanh khác.
Theo đó, việc kinh doanh, buôn bán quần áo Tết không thuộc các trường hợp được Pháp luật quy định nêu trên. Vì vậy, nếu cá nhân muốn kinh doanh, buôn bán quần áo Tết thì cần phải thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: Bán hoa, cây cảnh bắt đầu từ dịp Tết Dương lịch trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không?
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bán quần áo Tết
Căn cứ Điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện( Phòng Tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi đặt địa điểm kinh doanh. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh, số điện thoại liên lạc, số fax, thư điện tử;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Tổng số vốn kinh doanh;
- Tổng số lao động;
- Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp giấy chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu) còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập hoặc các thông tin của đại diện hộ gia đình trong trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập;
– Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân theo quy định của Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký kinh doanh của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ gia đình trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
– Sau 03 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu thấy hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo nội dung cần sửa đổi bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.
3. Tư vấn pháp lý về việc đăng ký giấy phép kinh doanh mở shop quần áo Tết
Có thể thấy rằng, buôn bán quần áo Tết cũng cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Nếu bạn đang gặp thắc mắc trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh thì đừng ngần ngại liên hệ với Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được hỗ trợ và giải đáp nhé.
Đội ngũ Luật sư tại Văn phòng Luật Phan Law Vietnam là những người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong ngành nên có thể hỗ trợ bạn làm thủ tục, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, nếu bạn đang cần tư vấn thêm trong quá trình kinh doanh thì đừng ngần ngại liên hệ với Phan Law Vietnam nhé!