Lịch sử Lễ Giáng Sinh (25/12) và câu chuyện truyền thống
Mục lục
Giáng Sinh là ngày lễ thiêng liêng và trọng đại, đánh dấu sự ra đời của Chúa Giêsu. Vào khoảng thời gian này, những người theo đạo Thiên Chúa giáo ở các nước, đặc biệt là Châu Âu sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như cầu nguyện ở nhà thờ, chuẩn bị tiệc mừng, trang trí cây thông Noel,… Vậy lịch sử ngày lễ Giáng Sinh (25/12) như thế nào và câu chuyện truyền thống về sự kiện này được lưu truyền lại ra sao?
1. Lịch sử ngày Lễ Giáng Sinh (25/12) và câu chuyện truyền thống
Lễ Giáng Sinh (25/12) hay còn gọi là Noel, Christmas có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Chúa Giêsu. Theo đó, cứ vào mỗi dịp 25/12 hàng năm, mọi người đều nô nức và vui mừng chào đón ngày trọng đại này. Vậy lịch sử hình thành của ngày này sẽ như thế nào và các câu chuyện dân gian lưu truyền thú vị ra sao?
Câu chuyện về ngày lễ Giáng sinh
Theo đức tin của các Kitô hữu, Giáng sinh gắn liền với sự ra đời của Chúa Giêsu. Trong kinh Tân Ước, câu chuyện về sự giáng sinh của Chúa Giêsu đã được ghi chép lại với nhiều chi tiết rất thú vị. Tại thành Nazareth có một trinh nữ tên là Mary đã đính hôn với người thợ mộc Joseph. Họ đều thuộc dòng dõi cao quý vua David.
Một hôm, thiên sứ Gabriel hiện thân trước mặt Mary và báo rằng cô đã được ban cho cậu con trai tên Giêsu. Đây chính là một người cao cả và được gọi là Con của Đấng Tối cao. Thiên chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng của David tổ tiên Ngài. Ngài sẽ trị vì nhà của Israel tới muôn đời và vương quốc của ngài là vô tận.
Mary đem câu chuyện này kể cho Joseph nghe và khi ấy bà đã mang thai dù vẫn là trinh nữ. Trong khoảng thời gian đó, thiên sứ của Chúa cũng hiển linh và báo mộng cho Joseph hết lo ngại. Sau đó Joseph và Mary đã thành hôn với nhau.
Vào một ngày, hai vợ chồng Mary và Joseph lên đường đến bản quán Bethlehem để ghi tên vào danh sách đóng thuế theo lệnh của hoàng đế La Mã. Tại căn phòng trọ chật ních mà hai người ở tạm, Mary đã chuyển dạ và sinh đức Giêsu tại đây. Khung cảnh tại đây rất tồi tàn và thiếu thốn, Joseph còn phải kiếm cái máng gỗ đựng thức ăn của súc vật để làm nôi cho đứa con chào đời. Bỗng khi ấy ánh sáng chói tỏa trên khắp bầu trời, thiên sứ xuất hiện và báo tin mừng cho họ về Chúa Giêsu.
Lịch sử ngày Lễ Giáng Sinh (25/12)
Trên thực tế, có rất nhiều quan niệm về lịch sử ngày Lễ giáng sinh. Tuy nhiên, câu chuyện trên chính là khởi nguồn của ngày lễ trọng đại này. Nguồn gốc lễ Giáng sinh bắt đầu từ câu chuyện Chúa hài đồng ra đời trên máng cỏ.
Theo lời thần linh mách bảo, các mục tử tin lời, tìm thấy Chúa hài đồng trên máng cỏ tại một chuồng gia súc tồi tàn và kể lại cho Mary, Joseph nghe những chuyện kỳ lạ họ đã gặp được trên cánh đồng. Mặc dù không rõ ngày sinh của Giêsu nhưng vào đầu thế kỳ thứ tư, Giáo hội đã ấn định ngày sinh của ngày là 25/12 xét trên lịch La Mã sẽ tương ứng với ngày Đông Chí.
Chính vào thời điểm 25/12 hằng năm, lễ Giáng sinh sẽ được tổ chức. Tuy nhiên, theo lịch Do Thái, đã tổ chức từ tối 24/12 bởi thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Thế nhưng, theo quan niệm ngày nay, 25/12 sẽ được coi là “lễ chính ngày”, còn đêm 24/12 gọi là “lễ vọng”. Trong khoảng thời gian đó, tất cả các địa điểm thường trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria,… như một sự tưởng niệm đẹp đẽ.
2. Ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh
Theo quan niệm trước đây, lễ Giáng Sinh (25/12) được đánh dấu là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu ra đời. Nhưng bên cạnh đó, ngoài ý nghĩa này, lễ Giáng sinh (Noel) còn được coi là ngày lễ đặc biệt của mọi gia đình, lễ thành viên, sum họp, gia đình cùng quây quần, hạnh phúc bên nhau.
Ngoài ra, lễ Giáng Sinh còn mang đến thông điệp hòa bình về tình yêu thương, vinh danh Thượng đế tối cao và bình an cho người nơi trần thế. Trong ngày này, mọi người sẽ dành cho nhau sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau, đặc biệt là với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, bị bỏ rơi,…
3. Lễ Giáng Sinh ở các nước trên thế giới
Giáng Sinh là ngày lễ đặc biệt, cho nên với mỗi nước sẽ có cách thức tổ chức khác nhau. Tại Hà Lan, không khí lễ hội đã bắt đầu từ mùa Vọng, đặc biệt là từ đêm 6 tháng 12, hay còn được gọi là đêm thánh Nicolas. Người ta thường quan niệm thánh Nicolas sẽ gửi món quà đến ba chị em nghèo khổ thông qua chiếc ống khói của căn nhà. Và vì thế mới có phong tục treo tất ở ống khói.
Tại Hungary, các gia đình trong khoảng thời gian này sẽ ăn chay cho đến hết ngày 24 tháng 12 và bữa chay tối chung ngày 24 tháng 12 của gia đình sẽ được chuẩn bị với nhiều món hấp dẫn. Đó là táo, hạnh nhân, mật ong, tỏi, các loại ngũ cốc, súp đậu nấu bơ rất ngon miệng. Sau này thì tục lệ đó đã được nới rộng, gia đình có thể thêm các món như súp cá hoặc bắp cải nhồi thịt.
Ở Việt Nam, lễ Giáng Sinh (25/12) sẽ không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức. Nhưng trong những ngày này, nhiều địa điểm vui chơi giải trí hay các hộ gia đình thường trang trí cây thông đặt tại nhiều nơi. Bên cạnh đó còn có các phụ kiện như hài ủng, dây giả tuyết, chuông,… Tại đây, lễ Giáng sinh chính là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, người ta thường trao cho nhau những món quà tình cảm nhất, còn trẻ em sẽ rất háo hức với hình tượng ông già Noel to lớn với túi quà đồ sộ.