Xâm hại sức khoẻ thành viên trong gia đình có bị đi tù không?
Mục lục
Xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển. Vậy xử phạt hành chính đối với hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên trong gia đình như thế nào? Liệu hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Cùng chúng tôi làm rõ các nội dung trên trong bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022;
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình có phải là bạo lực gia đình?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.
Theo quy định tại Điều 103 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ phải chăm sóc, yêu thương, quan tâm,… lẫn nhau để cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2020 thì hành vi xâm hại sức khoẻ cụ thể: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;… được coi là hành vi bạo lực gia đình.
3. Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên trong gia đình
Theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm sức khoẻ thành viên gia đình như sau:
“Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”
Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân. Còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình có bị đi tù không?
Ngoài xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc……”
Như vậy, nếu có hành vi xâm hại đến sức khoẻ thành viên trong gia đình mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Mức phạt tù cũng tuỳ theo mức độ, trường hợp vi phạm cùng nhiều yếu tố khác như mức độ thành khẩn,…
Tuy nhiên, dù mức phạt tù như thế nào thì mỗi người chúng ta cũng không nên có hành vi xâm hại tới những người thân của mình. Chúng ta nên xây dựng một lối sống hoà bình, lành mạnh, đùm bọc lẫn nhau.
5. Dịch vụ hỗ trợ giải quyết khi bị xâm hại sức khỏe
Nếu bạn bị xâm hại sức khỏe do hành vi trái pháp luật của người khác, bạn có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này một cách thuận lợi hơn, hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ. Cụ thể:
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bạn khi bị xâm hại sức khỏe, cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết để yêu cầu bồi thường.
- Luật sư sẽ nghiên cứu hồ sơ, lên phương án thực hiện khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản trong quá trình khởi kiện, tư vấn và trực tiếp hỗ trợ bạn thu thập, chuẩn bị tài liệu chứng cứ, đại diện thay mặt bạn tham gia giải quyết vụ kiện tại tòa.
- Luật sư sẽ đàm phán và thương lượng với bên gây thiệt hại, nhằm đạt được một thỏa thuận bồi thường hợp lý và nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian và chi phí giải quyết vụ việc.
- luật sư Phan Law Vietnam sẽ theo dõi và hỗ trợ bạn trong quá trình thi hành án, đảm bảo bạn nhận được đầy đủ số tiền bồi thường mà Tòa án đã quyết định.