Giai đoạn quan trọng nhất trong tố tụng hình sự
Mục lục
Tố tụng hình sự là thủ tục, quy trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định pháp luật, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có vai trò, chức năng riêng. Tuy nhiên, có một giai đoạn vô cùng quan trọng, không thể xem nhẹ.
1. Các giai đoạn tố tụng hình sự:
Tố tụng hình sự sẽ bắt đầu từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, khi cơ quan điều tra nhận được tin báo một vụ án và có cơ sở khẳng định vụ án đó có dấu hiệu của tội phạm hình sự, thì dựa trên thẩm quyền của mình và tính chất của vụ án, họ có thể ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự. Quyết định này có thể được xem là căn cứ để khởi động toàn bộ quy trình tố tụng hình sự.
Kế đến, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra vụ án – đây là giai đoạn 2 của tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như kết luận người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra, viện kiểm sát sẽ đánh giá toàn diện và khách quan các tình tiết vụ án, tính hợp pháp của lời khai và các chứng cứ khác, để quyết định có truy tố bị can hay không. Đây là giai đoạn 3 của tố tụng hình sự.
Giai đoạn này bắt đầu từ khi viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc viện Kiểm sát ban hành một trong ba loại quyết định sau:
- Truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng;
- Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc,
- Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Giai đoạn cuối cùng của quy trình tố tụng hình sự là xét xử. Đây là giai đoạn trung tâm, có ý nghĩa như một cửa ải cuối cùng để xác định một người có phạm tội hay không, phạm tội như thế nào và phải chịu hình phạt gì.
Trong giai đoạn này, Tòa án xét xử vụ án trên cơ sở toàn bộ các chứng cứ, các quyết định của cơ quan điều tra, lời khai và phản biện của các bên, yêu cầu của bị hại và lời bào chữa của bị cáo tại phiên tòa, để giải quyết vụ án một cách toàn diện, triệt để, công bằng và đúng quy định pháp luật.
2. Giai đoạn nào quan trọng nhất trong tố tụng hình sự?
Về cơ bản, giai đoạn nào cũng có ý nghĩa hệ trọng. Tuy nhiên, để định tội một người, cần phải có những chứng cứ thuyết phục. Theo đó, giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn điều tra.
Trong giai đoạn này, không chỉ cơ quan điều tra tự thu thập chứng cứ, mà người bị nghi ngờ phạm tội cũng có thể tự chủ động đưa ra các chứng cứ ngoại phạm để chứng minh sự trong sạch. Về phía người bị hại, họ cũng có thể tự chủ động đưa ra các chứng cứ chỉ chứng hành vi phạm tội.
Ngoài ra, lời khai của các bên cung cấp trong giai đoạn này cũng hết sức quan trọng, có khả năng kết nối các tình tiết vụ án và cùng các chứng cứ khác trong vụ án, để tạo thành một bức tranh toàn cảnh. Từ đó, cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận.
Ví dụ, nếu lời khai của bị can chứa đựng những thông tin mâu thuẫn, thì chứng cứ của họ rõ ràng thiếu thuyết phục hơn và cơ quan điều tra có thể kết luận bị can đã nói dối để che đậy tội phạm, trốn tránh trách nhiệm.
Sự mâu thuẫn hoặc mập mờ trong lời khai ngay từ đầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin nội tâm của hội đồng xét xử. Dù tại phiên tòa mọi người có đưa ra lời khai hợp lý như thế nào, thì hội đồng xét xử vẫn lục lại những lời khai ban đầu để đối chiếu và quyết định xem những lời khai tại tòa có đáng tin hay không, từ đó ảnh hưởng kết quả phán quyết.
3. Dịch vụ tố tụng hình sự tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
Với kinh nghiệm nhiều năm trong tham gia tố tụng hình sự, những luật sư của văn phòng luật sư Phan Law Vietnam không chỉ chuyên sâu về kiến thức pháp luật tố tụng mà còn có kỹ năng hành nghề tốt để hỗ trợ Quý Khách hàng qua xuyên suốt các giai đoạn tố tụng.
Dịch vụ của chúng tôi gồm có:
- Tư vấn phương án tranh tụng cho Quý Khách hàng trên cơ sở lời khai, chứng cứ được thu thập, nhận diện tình huống vụ án, đánh giá mức độ rủi ro và dự báo những khả năng có thể xảy ra trong quá trình tố tụng.
- Tham gia bảo vệ cho Quý Khách hàng tại cơ quan điều tra, tại Tòa án theo quy định pháp luật, kiến nghị áp dụng những biện pháp, những điều luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.