Hàng cấm là gì? Vận chuyển hàng cấm nhưng không biết có bị phạt không?
Mục lục
Trong thời gian qua, nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết mà bị các đối tượng xấu lợi dụng để vận chuyển hàng cấm. Hành vi trên được thực hiện bằng nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó kiểm soát. Vậy nhiều người đặt ra câu hỏi hàng cấm là gì? Vận chuyển hàng cấm nhưng không biết có bị xử phạt không?
1. Hàng cấm là gì? Hàng cấm có phải ma túy không?
Hàng cấm là những hàng hóa cấm kinh doanh, cấm lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Có rất nhiều bộ luật Hình sự quy định về hành vi phạm tội, liên quan đến việc sử dụng hàng cấm. Trong đó, hàng cấm có thể coi là các chất ma túy, được quy định là đối tượng của tội phạm về ma túy.
Với việc vận chuyển trái phép ma túy thì hành vi chuyển dịch bất hợp pháp ma túy từ nơi này đến nơi khác đều bị phạt theo quy định của Pháp luật. Người giữ hộ hoặc vận chuyển cho người khác mà biết rõ mục đích của người đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.
Vào thời điểm cận Tết, lượng hàng hóa được trao đổi trên Việt Nam tăng lên nhiều. Trong đó, lượng hàng hóa không có giấy tờ cũng được vận chuyển tới nhiều nơi để tiêu thụ. Điều này ảnh hưởng đến lực lượng chức năng (công an kinh tế và quản lý thị trường) kiểm tra và xử phạt nhiều vụ việc khác nhau.
Xem thêm: Vận chuyển hàng cấm bị xử phạt như thế nào?
2. Vận chuyển hàng cấm nhưng không biết có bị xử phạt không?
Điều 191 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vận chuyển hàng cấm như sau:
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. …”
Theo quy định, để cấu thành tội vận chuyển hàng cấm cần có đủ 4 yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là về mặt chủ quan, người phạm tội nhận thức rõ hành vi mình đang làm là vi phạm Pháp luật. Họ cố ý mong muốn hành vi của mình xảy ra.
Với trường hợp người phạm tội vận chuyển hàng cấm nhưng không biết thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Với trường hợp này, người vận chuyển hàng cấm nhưng không biết sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi vận chuyển hàng cấm nhưng không biết
Như vậy, có thể thấy rằng, việc vận chuyển hàng cấm nhưng không biết có thể do vô ý hoặc cố ý. Điều này cần cơ quan công an vào cuộc để có thể tìm ra rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý thêm về hành vi vận chuyển hàng cấm nhưng không biết thì có thể liên hệ với Văn phòng Luật sư tố tụng.
Đội ngũ Luật sư tại Luật sư tố tụng sẽ giúp nạn nhân tránh khỏi những trường hợp vô ý, minh oan và giảm nhẹ tội. Bên cạnh đó, với bị can, bị cáo cần bào chữa, giảm nhẹ tội thì Luật sư tố tụng cũng sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho Khách hàng.