Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác có bị phạt không? 

Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác có bị phạt không? 

Giải thích pháp luật Mai Hương 20/10/2023
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+
Theo dõi Luật Sư Tố Tụng trên Google News

Mục lục

  • 1. Bịa đặt, nói xấu người khác là gì? Vi phạm quyền gì?
  • 2. Hành vi nói xấu người khác có bị phạt không?
    • 2.1. Xử phạt hành chính
    • 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
  • 3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý hành vi nói xấu người khác

Đặt điều, nói xấu người khác là tình trạng phổ biến trong đời sống hiện nay. Hành vi này không chỉ không phù hợp với đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi nói xấu người khác có bị phạt không? Mức độ phạt như thế nào? 

1. Bịa đặt, nói xấu người khác là gì? Vi phạm quyền gì?

Hành vi nói xấu người khác xuất hiện rất nhiều trong đời sống hiện nay. Những người này thường dùng lời nói bịa chuyện không có thật, không tốt về một ai đó và loan truyền thông tin bịa đặt này nhằm mục đích xúc phạm, bôi nhọ danh dự, phẩm chất hoặc uy tín của người đó. 

nói xấu người khác có bị phạt không
Hành vi nói xấu người khác có bị phạt không?

Tại Hiến pháp 2013 đã ghi nhận quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là quyền con người được quy định theo Điều 20, Điều 21 như sau: 

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

3. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Thể chế hóa các quy định trong Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 34 quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của cá nhân mỗi người. Cụ thể:

  1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do đó, có thể thấy hành vi bịa đặt, nói xấu người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. 

2. Hành vi nói xấu người khác có bị phạt không?

Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật. Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Xử phạt hành chính

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

  • Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình. 
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ quy định trên, những người có thói quen thường xuyên nói xấu người khác có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng đối với hành vi này.

Xem thêm: Nói xấu người khác trên mạng xã hội

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác trong trường hợp đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xử phạt hành chính mà tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể nếu hành vi có các yếu tố cấu thành Tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và người bị hại có yêu cầu khởi tố, người nói xấu có thể chịu các mức phạt sau đây: 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi: 

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; 
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 

Mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 07 năm tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

Như vậy, với trường hợp người khác biết rõ bạn làm công việc gì nhưng lại bịa đặt, nói xấu bạn làm công việc không đàng hoàng và loan truyền nó thì sẽ bị xử lý với Tội vu khống.

3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý hành vi nói xấu người khác

Nếu bạn đang cần tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ dịch vụ pháp lý tội nói xấu người khác thì có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Phan Law Vietnam đã và đang được rất nhiều Khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Dựa vào kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống và nhiều năm hoạt động, chúng tôi sẽ tự tin đáp ứng mọi yêu cầu pháp lý của Quý khách.

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ Phan Law Vietnam, Khách hàng sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất và hỗ trợ các vấn đề như:

  • Tư vấn chi tiết các quy định của Luật Hình sự: Tư vấn các quy định liên quan đến vụ án và cách bào chữa/tố tội để bảo vệ quyền lợi của Khách hàng;
  • Đại diện cho người tham gia tố tụng: Đại diện cho Khách hàng soạn thảo hồ sơ, tranh luận tại Tòa án,…;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi cho Khách hàng: Chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 
    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 

    Hiện nay, việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Vậy pháp luật về sở hữu trí tuệ dựa vào đâu để xem xét các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên?

    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 
    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 

    Hiện nay, thực trạng nhận hối lộ để đảm bảo thực hiện một lợi ích nào đó cho bên đưa hối lộ luôn là vấn nạn nhức nhối, cần lên án hiện nay. Vậy nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?

    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 
    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 

    Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình là thắc mắc thường được đặt ra với những trường hợp hành vi nhận hối lộ. Vậy khi nào hành vi nhận hối lộ này sẽ phải chịu án tử hình cao nhất?

    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất
    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

    Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả thường diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Vậy đây là những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất hiện nay?

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Có thể nói, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khó xác định được tính chất và căn cứ. Vậy làm thế nào để xác định hành vi này?

    Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự
    Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự

    Ngày nay, Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình. Vậy vai trò của luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự là gì?

    Xem thêm
    Từ khóa:
    hành vi nói xấu người khác nói xấu người khác có bị phạt không
    Hỏi đáp luật sư

    Hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn có bị xử lý pháp luật không?
    Hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn có bị xử lý pháp luật không?
    Cố ý gây thương tích ngồi tù bao nhiêu năm?
    Cố ý gây thương tích ngồi tù bao nhiêu năm?
    Bắt cóc – Diễn biến phức tạp về tội danh
    Bắt cóc – Diễn biến phức tạp về tội danh
    Nồng độ cồn được phép khi tham gia giao thông đường bộ
    Nồng độ cồn được phép khi tham gia giao thông đường bộ
    Công việc của Luật sư hình sự khi tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra 
    Công việc của Luật sư hình sự khi tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra 
    Cảnh báo lừa đảo

    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Những chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản cuối năm cần cảnh giác
    Những chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản cuối năm cần cảnh giác
    Lừa đảo qua điện thoại xử lý như thế nào?
    Lừa đảo qua điện thoại xử lý như thế nào?
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Ls. Nguyễn Đức Hoàng

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.
    Hotline0794.80.8888
    Đăt lịch hẹnĐặt lịch hẹn