Hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn có bị xử lý pháp luật không?
Mục lục
Hành vi đe doạ nói chung và đặc biệt là đe doạ người khác bằng tin nhắn nói riêng là tình trạng xảy ra rộng rãi nhất ở xã hội hiện nay bởi dĩ đó là hành vi dễ thực hiện khi mà mạng xã hội và công nghệ thông tin ngày một phát triển và yếu tố khách quan của hành vi có thể không đủ để các đối tượng nhận thức được tính nghiêm trọng của nó. Vậy hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn phải chịu chế tài từ pháp luật như thế nào?
1. Quy định xử phạt cho hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và mục đích cho hành vi mà pháp luật dựa vào những yếu tố đó để đưa ra các biện pháp chế tài phù hợp
1.1. Xử phạt hành chính
Tuỳ vào mục đích của hành vi đe doạ người khác bằng tin nhắn mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cho hành vi nhắn tin cho người khác với mục đích đe doạ, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho hành vi nhắn tin cho người khác với mục đích đe doạ nhằm chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
1.2. Xử lý hình sự
Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng, việc đe doạ người khác bằng tin nhắn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
1.2.1. Tội đe doạ giết người ( Tội 133 Bộ luật Hình sự 2015,sửa đổi 2017)
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu người phạm tội có hành vi nhắn tin mà nội dung thể hiện sự đe doạ giết người và có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017;
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thực hiện tội danh này có các dấu hiệu tăng nặng tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
1.2.2. Tội cưỡng dâm ( Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017)
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi dùng mọi thủ đoạn ( bao gồm hành vi nhắn tin đe doạ) khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác;
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm cho hành vi phạm tội này thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017;
- Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm nếu phạm tội danh này thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017;
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội này với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; phạm tội thuộc các trường hợp tại khoản 2, khoản 3 điều này thì bị xử phạt theo mức hình phạt tại các quy định tại các khoản đó.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1.2.3. Tội cưỡng đoạt tài sản ( Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017)
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi nhắn tin đe doạ uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội này thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này;
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội này thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này;
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội này thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Bị người khác nhắn tin đe doạ thì nên làm gì?
Trong trường hợp nhận được tin nhắn đe doạ, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và thường thân của mình; bạn có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đe doạ đến cơ quan điều tra cấp hoặc huyện theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA.