Hành vi sản xuất, bán hàng giả hàng nhái bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Hiện nay, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Những đối tượng thực hiện hành vi bán hàng hóa kém chất lượng, gắn nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng để kiếm lợi nhuận. Vậy hành vi sản xuất, bán hàng giả hàng nhái bị xử phạt như thế nào?
1. Hàng giả hàng nhái được quy định như thế nào?
Hiện nay, trong văn bản pháp luật không quy định về hàng giả hàng nhái. Đây chỉ là một cụm từ ngôn ngữ thông thường. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến hàng giả hàng nhái như sau:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng, không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên. Các loại hàng hóa này nhái tên hàng thật, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính, chất dinh dưỡng hoặc các đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn mác, bao bì mạo danh thương nhân, địa chỉ khác; giả mạo tên thương mại, giả mạo số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn, bao bì chứa thông tin sai lệch về xuất xứ, nơi sản xuất, bao bì, đóng gói hàng hóa.
2. Hành vi buôn bán hàng giả hàng nhái bị xử phạt như thế nào?
2.1. Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời bị tịch thu tang vật vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải:
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả; –
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy, tùy vào số lượng, giá trị thực tế của cơ sở buôn bán hàng giả hàng nhái mà quy định xử phạt hành chính sẽ khác nhau. Trường hợp khó xác định hàng thật so sánh với hàng hóa giả thì cơ quan chức năng sẽ dùng kỹ năng, công cụ để xác định mức xử phạt.
Xem thêm: Những tiêu chí phân biệt hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự Tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà đối tượng buôn, bán hàng giả hàng nhái gây ra sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 – 15 năm. Với hình phạt tù, cơ quan chức năng cần căn cứ các yếu tố cấu thành và mức độ phạm tội để quyết định năm tù phạt tương ứng.
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật sư tố tụng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Văn phòng Luật sư tố tụng là địa chỉ hỗ trợ tư vấn pháp lý uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý mà Luật sư tố tụng còn giúp Khách hàng đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền tránh được hành vi buôn bán hàng giả hàng nhái do nhiều đối tượng thực hiện.
Khi lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật sư tố tụng bạn sẽ nhận được:
- Quá trình tư vấn đầy đủ toàn diện về vụ việc mà mình đang gặp phải. Trong đó, Luật sư tố tụng sẽ nêu ra điểm yếu, điểm mạnh, thuận lợi và khó khăn.
- Chi phí dịch vụ tư vấn vô cùng hợp lý, cạnh tranh trên thị trường.
- Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, bảo vệ tối đa quyền lợi của Khách hàng.
- Hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề liên quan rộng hơn trong vụ việc,…