Hành vi xâm phạm thân thể người khác bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Những hành vi xâm phạm thân thể người khác sẽ bị xử lý như thế nào trong pháp luật? Những hành vi này thuộc vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân không? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết mà Phan Law Vietnam chia sẻ dưới đây nhé!
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là gì?
Theo Điều 20 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
- Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể.
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
- Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.
Theo đó, mỗi công nhân đều có quyền được bảo vệ thân thể. Nếu thực hiện hành vi xâm phạm thân thể người khác sẽ bị pháp luật trừng trị theo luật.
2. Xử lý hành vi xâm phạm thân thể người khác
Hành vi xâm phạm thân thể người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự còn bị buộc phải xin lỗi, công khai người bị xúc phạm danh dự.
2.1. Theo pháp luật dân sự
Theo Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Do vậy, khi cá nhân thấy thân thể mình bị xúc phạm bằng cách hình thức khác nhau thì hoàn toàn có thể khởi kiện dân sự với các chứng cứ được xác định, đòi bên xúc phạm bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Xử lý xâm phạm thân thể
2.2. Theo pháp luật hình sự
Tuy theo từng mức độ, hành vi xâm phạm thân thể người khác mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về Tội làm nhục người khác như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng – 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hoặc có thể xử phạt cao nhất tới 7 năm tù theo Điều 156 Tội vu khống người khác tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Phan Law Vietnam bảo vệ quyền của cá nhân đối với hành vi xâm phạm thân thể người khác
Phan Law Vietnam là công ty Luật luôn đồng hành trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm thân thể người khác cho mọi công dân. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao và kiến thức vững chắc sẵn sàng đồng hành cùng mọi người trong việc làm rõ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mình.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đặt quyền và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không ngừng nỗ lực để giúp mọi người giải quyết vấn đề về hành vi xâm phạm thân thể. Nếu bạn đang tìm một công ty Luật đồng hành với mình thì hãy để Phan Law Vietnam trở thành đối tác đồng hành với bạn nhé!