Hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác có bị đi tù không?
Mục lục
Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không được ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó. Vậy hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác có bị đi tù không? Quý khách hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp
1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì?
Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở như sau:
– Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
– Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Chỗ ở của một người là nơi dùng để sinh sống, làm việc, thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định. Trong đó, chỗ ở có thể là nhà ở, phương tiện hoặc nơi người này được phép sử đụng để ở. Do đó, mọi hành vi xâm phạm, đột nhập trái phép vào nhà người khác đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Đối tượng tác động của tội phạm này nơi ở của người khác. Nơi ở của người khác là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể người đó là chủ sở hữu hoặc là đi thuê.
Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khác để có thể xác định được tội chính xác:
– Nếu người phạm tội sử dụng những hành vi như dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hay có những thủ đoạn gian dối,… nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì tuỳ vào từng hành vi thực hiện để định tội danh về các tội xâm phạm sở hữu.
– Nếu người phạm tội có hành vi như phá ổ khoá hoặc những thủ đoạn khác như mượn chìa khoá vào xem nhà chưa được bán cho ai rồi ở luôn thì không cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (theo Điều 343 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Lỗi của người phạm tội là tội cố ý. Chủ thể nhận thức được đây là hành vi trái phép nhưng vẫn thực hiện.
Xem thêm: Quy định xâm phạm chỗ ở của người khác
2. Tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác có bị đi tù không?
Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác quy định như sau:
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, tội xâm phạm chỗ ở người khác sẽ tuỳ thuộc từng hành vi cụ thể để chịu xử lý. Mức thấp nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức cao nhất của tội này là phạt tù đế 05 năm. Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ cụ thể từ 01 năm đến 05 năm.
Xem thêm: Xử lý hành vi xâm phạm chỗ ở
3. Trường hợp ngoại lệ cho hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác
Khám xét chỗ ở theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 bao gồm: Căn cứ Điều 140. Căn cứ khám chỗ ở của công dân; Điều 141. Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân; Điều 143. Nội dung khám chỗ ở của công dân.
Khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Điều 49. Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; Điều 45. Thẩm quyền khám xét nơi cất giâu tang vật phương tiện.
Do đó, nếu khám xét chỗ ở của công dân ngoại những quy định được nêu trên sẽ được coi là khám xét trái phép luật.
Tội phạm hoàn thành kể từ khi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bị xâm hại, không kể mức độ. Nếu chỗ ở chưa bị xâm phạm thì không cấu thành tội xâm phạm trái phép chỗ ở người khác.
Ví dụ: Người có thẩm quyền ký quyết định trái pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc đang chuẩn bị phương tiện, phương tiện để đuổi công dân đi chiếm đoạt nhà của họ nhưng chưa thực hiện thì hành vi này không cấu thành tội trên.
4. Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự tại Văn phòng luật sư tố tụng
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đã có hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật hình sự. Văn phòng luật sư tố tụng là đơn vị giải quyết các vấn đề hình sự uy tín chất lượng bao gồm những dịch vụ sau:
– Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
– Thu thập, chuẩn bị chứng cứ;
– Soạn thảo hồ sơ khởi kiện;
– Đại diện cho Khách hàng, bảo vệ quyền lợi tại Toà án.
Mọi vướng mắc pháp lý của Quý khác về tội xâm phạm trái phép chỗ ở người khác có thể tham vấn ý kiến của luật sư qua số Hotline hoặc để lại thông tin ở From dưới đây để nhận tư vấn nhanh nhất.