Mức xử phạt nồng độ cồn có thể lên đến 40 triệu đồng
Mục lục
Những cuộc vui chè chén không thể thiếu được đồ uống có cồn. Tuy nhiên, Không thể phủ nhận đồ uống có công là nguyên nhân dẫn đến đa số các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó hành vi lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cao bị xử phạt rất nặng.
1. Nồng độ cồn là gì và cách xác định nồng độ cồn
1.1. Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là chỉ số đo làm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mili lít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 °C.
Nồng độ cồn bao gồm trong: Bia, rượu, cồn thực phẩm.
Điều khiển giao thông có nồng độ cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, mất tự chủ, mất khả năng các định phương hướng dễ khiến người điều khiển gây tai nạn giao thông.
1.2. Cách thức xác định nồng độ cồn trong máu
a. Xác định nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
- A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%);
- W là cân nặng;
- R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).
b. Xác định nồng độ cồn trong khí thở
Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210. Tuy nhiên trong thực tế Cảnh sát giao thông xác định nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn.
Hiện tại máy đo nồng độ cồn được kiểm định 1 năm 1 lần. Máy cần có những chứng chỉ như: Tem kiểm định, Dấu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định theo yêu cầu.
2. Mức xử phạt nồng độ cồn
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
2.1. Đối với xe ô tô
Nồng độ cồn | Phạt tiền | Phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 06 – 8 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) |
> 50 – 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở | 16 – 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 30 – 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) | Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) |
2.2. Đối với xe máy
Nồng độ cồn | Phạt tiền | Phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 02 – 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) |
> 50 – 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở | 04 – 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 06 – 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) | Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) |
2.3. Đối với xe đạp
Nồng độ cồn | Phạt tiền | Phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 80.000 – 100.000 đồng (Điểm q khoản 1 Điều 8) | Không quy định |
> 50 – 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở | 200.000- 300.000 đồng (Điểm e khoản 3 Điều 8) | Không quy định |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 400.000 – 600.000 đồng (Điểm c khoản 4 Điều 8) | Không quy định |
2.4. Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng
Nồng độ cồn | Phạt tiền | |
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | 03 – 05 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 – 12 tháng (Điểm d khoản 10 Điều 7) |
> 50 – 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở | 06 – 08 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 7) |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | 16 – 18 triệu đồng (Điểm a khoản 9 Điều 7) | Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 7) |