Tác hại của ma túy đối với người sử dụng
Mục lục
Ma túy là chất gây hại cho cơ thể của con người, rất nhiều những bài báo, những phóng sự nói về điều này, tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy. Đây cũng là một lý do tội phạm về ma túy ngày càng phát triển.
1. Tác hại của ma túy đối với người sử dụng
Nếu nghiện ma túy thì cơ thể người nghiện có thể bị nhiễm độc, gây suy nhược toàn cơ thể và toàn bộ các bộ phận bị suy yếu.
Người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, không thèm ăn uống, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy.
Ma túy còn gây sức ép lên hệ hô hấp, tim đập nhanh với tần số gấp ba, gấp tư bình thường sẽ gây ra trường hợp ngưng thở, đột quỵ. Trường hợp không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Tim đập nhanh đồng nghĩa với việc lượng máu dồn tới tim cũng nhiều gây nên co thắt mạch máu, đây là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Đối với hệ thần kinh, ma túy sẽ gây áp lực lên bán cầu đại não, rối loạn phản xạ, gây ra các cơn đau đầu, trí nhớ giảm sút, rối loạn cảm giác , run chân tay, không muốn vận động. Có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn thần kinh, hôn mê, đa nhân cách, ảo giác và rối loạn hành vi dễ dàng vi phạm pháp luật trong tình trạng ngáo đá.
Ma túy có thể làm rối loạn chức năng sinh dục, khả năng tình dục suy giảm.
Sử dụng ma túy với liều lượng lớn có thể gây ra cái chết. Ngoài ra, cách thức sử dụng ma túy như dùng kim tiêm có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội như HIV, AIDS,…
Đối với bản thân người nghiện, hậu quả chúng ta thấy rõ nhất nhưng không vì thế mà người thân, gia đình, xã hội không phải gánh chịu những hậu quả từ ma túy.
Đối với gia đình người nghiện, ma túy làm suy giảm tài chính, người nghiện có thể tốn rất nhiều tiền vào việc mua ma túy. Nếu gia đình nghèo, họ có thể trộm cắp tài sản để thỏa mãn cơn nghiện của mình.
Việc gia đình có người nghiện ma túy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người thân, sự lo lắng, mặc cảm luôn hiện hữu trong họ. Nó còn dẫn đến việc tình cảm gia đình giảm sút, kéo theo đó là việc ly hôn.
Ma túy gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, gây áp lực lên hệ thống y tế vì người nghiện ma túy làm suy giảm sức khỏe và lây lan các bệnh xã hội ngày càng nhiều.
Kéo theo đó là các tệ nạn xã hội tăng cao, các tội phạm liên quan đến ma túy ngày càng nhiều, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, giết người, cướp của,….
2. Các biện pháp cai nghiện ma túy
Theo Luật Phòng chống ma túy thì có hai biện pháp cai nghiện ma túy, bao gồm:
-Biện pháp ngưng sử dụng ma túy tự nguyện;
-Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc.
2.1. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện
Khi áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện thì có hai sự lựa chọn đó là cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thực hiện theo Điều 30 Luật Phòng chống ma túy:
– Người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thời hạn cai nghiện: từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
– Người cai nghiện ma túy được hỗ trợ kinh phí khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn;
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Tương tự như cai nghiện tại nhà, việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện thực hiện theo điều 31 Luật này:
– Thời hạn cai nghiện: từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
– Người cai nghiện ma túy được hỗ trợ kinh phí khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn;
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
2.2. Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc
Đây là biện pháp xử lý hành chính áp dụng với người đủ 18 tuổi trở lên thuộc những trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021.