Tội trộm cắp là gì và có dấu hiệu như thế nào?
Mục lục
Tình trạng trộm cắp tài sản luôn trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Không chỉ gây thiệt hại về tiền của, vật chất mà nhiều nguy cơ dẫn đến thiệt hại cả về sức khỏe, tính mạng. Trên thực tế nhiều trường hợp khi thấy hành vi trộm cắp ở chính nơi cư trú của mình, đã dùng nhiều biện pháp ngăn cản nhưng lại bị chính những tên trộm này sát hại. Vậy trộm cắp là gì và dấu hiệu của hành vi này sẽ như thế nào?
1. Trộm cắp là gì và cấu thành tội phạm của hành vi này?
Để đem đến cho bạn đọc một cách nhìn toàn diện về loại tội danh này, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm trộm cắp là gì và cấu thành tội phạm đối với hành vi này, cụ thể như sau:
1.1. Trộm cắp là gì?
Trộm cắp tài sản là một loại tội được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tuy nhiên, tại Điều 173 của Bộ luật này không mô tả chi tiết các dấu hiệu cũng như định nghĩa cụ thể của trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh và khung hình phạt. Do đó, từ thực tiễn xét xử có thể định nghĩa loại tội này như sau “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý”.
1.2. Cấu thành tội trộm cắp tài sản
Đối với tội danh này, sau khi định nghĩa trộm cắp là gì chúng ta có thể tìm hiểu đến cấu thành tội trộm cắp tài sản nhằm làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm. Theo đó, cấu thành tội này được xác định như sau:
- Về khách thể: Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân một cách bất hợp pháp.
- Về mặt khách quan: Hành vi trộm cắp tài sản được xác định là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi này chỉ lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản chứ không thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp do luật định.
- Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi phạm tội này đã nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội và nhận thấy được hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn thực hiện. Mục đích chính là chiếm đoạt được tài sản của người khác.
- Về chủ thể: Người phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Dấu hiệu hành vi của tội trộm cắp tài sản
Xác định được khái niệm trộm cắp là gì, chúng ta sẽ xem xét đến dấu hiệu của hành vi này, đó là hành vi chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó sẽ có hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt hay, tức là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lý. Lén lút là dấu hiệu lo lắng, ý thức chủ quan của người phạm tội là muốn che giấu hành vi vi phạm của mình đối với chủ sở hữu tài sản.
Trong thực tiễn xét xử, tội trộm cắp chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Cụ thể việc xác định như sau:
- Nếu vật chiếm đoạt nhỏ gọn thì khi tài sản đó đã được giấu trong người bởi người phạm tội.
- Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi trộm cắp.
- Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí như đã xác định ban đầu.
3. Người có hành vi trộm cắp bị xử phạt hành chính thế nào?
Sau khi tìm hiểu được trộm cắp là gì, chúng ta sẽ xác định mức xử phạt hành chính đối với hành vi này theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.”
4. Trộm cắp tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?
Đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, loại tội danh này sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm, đã bị kết án tội này hoặc các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,… (khoản 1 Điều 173)
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp,… (khoản 2 Điều 173)
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này,… (khoản 3 Điều 173)
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.