Vi phạm bản quyền hình ảnh trên Facebook bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Vấn đề vi phạm bản quyền hình ảnh trên Facebook đã tồn tại rất lâu và trở thành điều đáng e ngại cho các tác giả, chủ sở hữu. Vậy việc vi phạm bản quyền hình ảnh được đăng tải trên Facebook sẽ bị xử lý như thế nào?
1. Vi phạm bản quyền hình ảnh được định nghĩa như thế nào?
Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả bao gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân được pháp luật quy định bao gồm có:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Quyền được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm kể cả sau khi tác phẩm đã được công bố hoặc sử dụng;
- Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Quyền tài sản được pháp luật quy định bao gồm có:
- Quyền được làm tác phẩm phái sinh;
- Quyền được biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần của tác phẩm;
- Quyền được phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng;
- Quyền được phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm;
- Quyền được cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Như vậy, vi phạm bản quyền hình ảnh chính là việc một cá nhân, tổ chức tự ý sử dụng trái phép hình ảnh thuộc tác phẩm điện ảnh mà không có sự cho phép của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh đó, xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Xem thêm: Vi phạm bản quyền phần mềm là gì? Quy định và cách xử lý của Pháp luật
2. Vi phạm bản quyền hình ảnh trên Facebook có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm bản quyền như sau:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh trên Facebook
Hiện nay hành vi vi phạm bản quyền diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống. Việc này sẽ làm tổn thất để tác giả và chủ sở hữu. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị tư vấn pháp lý về hành vi này thì hãy sử dụng dịch vụ tại Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ Luật sư chuyên môn cao Phan Law Vietnam sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. Bên cạnh đó, đối với bị can, bị cáo đang cần bào chữa, giảm nhẹ tội thì Phan Law Vietnam sẽ sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho Quý khách hàng.