Xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục
Hiện nay, hành vi vượt đèn đỏ của các phương tiện ô tô khi giao thông diễn ra một cách phổ biến và dày đặc. Điều này, không chỉ gây nguy hiểm cho chính mình mà còn cho những người khác. Ngoài việc chủ phương tiện ô tô sẽ bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thì họ có thể sẽ phải đóng một khoản tiền phạt theo đúng quy định của pháp luật. Vào năm 2023, xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền? Những nội dung được viết trong bài viết này sẽ giải đáp thắc cho Quý bạn đọc.
1. Tại sao cần có chế tài về việc xe ô tô vượt đèn đỏ?
Như vấn đề chúng tôi đã đặt ra từ tựa đầu bài viết, hành vi vượt đèn đỏ của các chủ phương tiện ô tô khi tham gia giao thông là một hành vi vi phạm pháp luật, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe của chính những người tham gia giao thông. Vì vậy, để giảm thiểu nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ phương tiện, pháp luật Việt Nam đã đưa ra chế tài xử phạt rất khắt khe đối với hành vi vi phạm này.
Việc đưa ra các chế tài xử phạt là hoàn toàn phù hợp, nó có tác dụng:
- Hạn chế các vấn đề xảy ra liên quan đến thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tiền bạc.
- Mức phạt tiền lớn nhằm mục đích răn đe các chủ phương tiện tham gia giao thông.
- Từ việc giảm bớt hành vi vi phạm đi đến hạn chế, ngăn ngừa và loại bỏ hành vi vượt đèn đỏ của các chủ phương tiện điều khiển xe ô tô.
- Nhằm mang đến một xã hội văn minh, lịch sự và an ninh trật tự.
2. Phạt tiền xe ô tô vượt đèn đỏ được quy định trong văn bản pháp luật nào?
Để trả lời cho câu hỏi xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền? Quý bạn đọc có thể tìm hiểu tại các văn bản pháp lý sau:
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
3. Xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Quy định tại Khoản 8 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nói về vấn đề này như sau:
“Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.”
Mức chế tài được quy định tại điều khoản này đã được thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, theo đó, cụm từ “3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng” sẽ được thay thế bằng cụm từ “4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng”.
Như vậy, hành vi vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đang bật sáng của người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trong đó, mức phạt tiền cụ thể của hành vi vượt đèn đỏ này sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt (5.000.000 đồng); nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt (4.000.000 đồng); ngược lại, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt cũng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt (6.000.000 đồng).
4. Làm thế nào để được giảm mức phạt tiền khi vi người điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ?
Một câu hỏi mà các chủ phương tiện tham gia giao thông thường đặt ra khi có các hành vi vi phạm pháp luật hành chính đó là “có thể giảm mức tiền phạt hay không?” thì câu trả lời là có.
Vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, mức tiền phạt đối với các chủ phương tiện ô tô sẽ được giảm khi họ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã có hành vi ngăn chặn nhằm làm giảm bớt hậu quả của hành vi vi phạm hoặc/và tự nguyện khắc phục hậu quả cũng như là bồi thường thiệt hại;
- Tự nguyện khai báo, ăn năn hối lỗi; đồng thời tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm và xử lý hành vi đó;
- Đang bị kích động tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra; hoặc vượt quá giới hạn của hành vi phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết;
- Do bị lệ thuộc về chất chất, tinh thần hoặc do bị ép buộc;
- Người có hành vi vi phạm là phụ nữ đang mang thai, hoặc người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của chính những người đang tham gia giao thông;
- Do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải chính họ gây ra;
- Do hạn chế về nhận thức pháp luật và trình độ lạc hậu.
5. Những trường hợp tăng nặng mức phạt tiền hành vi vượt đèn đỏ của chủ phương tiện lái xe ô tô
Bên cạnh việc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, pháp luật Việt Nam cũng sẽ đưa ra những trường hợp làm tăng tiền xử phạt khi có hành vi vi phạm. Nếu bị công an giao thông yêu cầu dừng xe khi có hành vi vượt đèn đỏ, chủ phương tiện lái xe ô tô cần chú ý tránh những vấn đề sau để tránh mất thêm tiền xử phạt:
- Hành vi vi phạm là hành vi đã xảy ra nhiều lần hoặc tái phạm;
- Người vi phạm có hành vi lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành hành công vụ; hoặc các hành vi tương tự khác có tính chất côn đồ.
- Người vi phạm lợi dùng chứng vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người thi hành công vụ đã có yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
- Sau khi có hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi đã trốn tránh nhằm che dấu hành vi vi phạm của mình.