Xử phạt ăn trộm điện theo quy định của pháp luật
Mục lục
Chỉ vì muốn dùng điện “chùa”, nhiều hộ gia đình bất chấp nguy hiểm, liều lĩnh trộm cắp điện. Cũng có nhiều cá nhân, tổ chức đã vô tình hoặc cố ý xâm phạm khu vực bảo vệ an toàn công trình điện, dẫn đến những tai nạn đáng tiếc… Chúng tôi xin giới thiệu các quy định liên quan về xử phạt ăn trộm điện theo quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Trộm cắp điện là gì?
Theo khoản 15 Điều 3 Luật Điện lực 2004, trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác. Trộm cắp điện còn là hành vi vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.
Xử phạt ăn trộm điện như thế nào?
Có 2 hình thức xử lý hành vi trộm cắt điện bao gồm: xử lý hành chính và xử lý hình sự.
Xử lý hành chính
Căn cứ theo khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng hiệu quả:
Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;
Xử lý hình sự
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp nhất định. Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP:
“Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 11 và 12 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, hành vi trộm cắp điện còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
- Hình phạt bổ sung bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được; Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.