Hành vi lừa đảo qua mạng
Mục lục
Khi thị trường công nghệ ngày dần phát triển kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng. Cụ thể, tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự mất cảnh giác của người dùng mạng xã hội khi đăng tải những thông tin tưởng chừng như vô hại để thực hiện những hành vi đánh cắp thông tin cá nhân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các hình thức lừa đảo ngày nay vô cùng đa dạng, chúng thường có kịch bản được dàn dựng bài bản nhằm dẫn dắt và đánh vào tâm lý của các nạn nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hành vi lừa đảo qua mạng, pháp luật sẽ xử lý như thế nào, cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi những chiêu trò lừa đảo.
Xem thêm: Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
1. Các hình thức lừa đảo phổ biến
- Giả mạo thương hiệu/tổ chức chính phủ/website chính thức nhằm thu thập thông tin cá nhân;
- Chiếm đoạt thông tin cá nhân nhằm lừa đảo những người thân của nạn nhân;
- Gửi những đường link độc hại nhằm thâm nhập tài khoản.
Theo ghi nhận từ Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).
2. Xử lý hành vi lừa đảo qua mạng theo pháp luật
2.1. Xử phạt hành chính
Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các điểm thuộc Điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp: có tổ chức chuyên, có tính chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Cần làm gì để ngăn chặn hành vi lừa đảo?
- Người bị lừa đảo có thể tố giác lên cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ;
- Hạn chế chấp nhận cuộc gọi không rõ nguồn gốc;
- Không nhấp vào những đường link lạ.
4. Dịch vụ luật sư tại Phan Law Vietnam
Các trường hợp lừa đảo có tổ chức qua mạng hiện ngày càng trở nên tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Những trường hợp này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị hại kèm theo là những hệ quả nghiêm trọng. Vì vậy việc có một luật sư giúp bạn bảo vệ quyền lợi và đại diện xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi lừa đảo qua mạng là vô cùng cần thiết.
Phan Law Vietnam sở hữu đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cam đoan sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý đáng tin cậy nhất. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm: tư vấn pháp lý, đại diện khách hàng, giám sát quá trình tố tụng và điều tra, thu thập chứng cứ. Phan Law Vietnam sẽ giúp Khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất trong quá trình giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tác giả: Vân Anh