Vi phạm bản quyền âm nhạc youtube có bị phạt không?
Mục lục
Trong thời đại số, việc sáng tạo nội dung trên Youtube trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc sử dụng âm nhạc trong các video mà không xin phép tác giả có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Vậy, vi phạm bản quyền âm nhạc trên Youtube có bị phạt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.
1. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi tại khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định cụ thể các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định theo khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
– Các tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Theo đó, nhạc bản quyền Youtube là loại hình tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả.
Ngoài ra, theo quy tắc về bản quyền trên Youtube như sau:
“Nhà sáng tạo chỉ được đăng tải những video mà mình sản xuất hoặc có quyền sử dụng. Điều đó có nghĩa là họ không được phép đăng tải video mà họ không sản xuất hoặc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của người khác trong video của mình, chẳng hạn như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do người dùng khác sản xuất, khi chưa có sự cho phép cần thiết.”
Theo đó, Youtube không cho phép người khác đăng tải video mà họ không sản xuất hoặc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của tác giả như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do người dùng khác sản xuất, khi chưa có sự cho phép.
Như vậy, người sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép có thể chịu thêm các hình thức cảnh cáo vi phạm bản quyền của Youtube.
Xem thêm: Vi phạm bản quyền sách bị xử phạt như thế nào?
2. Vi phạm bản quyền âm nhạc youtube có bị phạt không?
Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm tác phẩm âm nhạc như sau:
2.1. Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
2.2. Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
Theo Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;
+ Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định.
Ngoài ra, theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 52 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Như vậy, hành vi sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép ngoài việc chịu các hình thức cảnh cáo vi phạm bản quyền còn có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Khách hàng có thể an tâm khi có chúng tôi bên cạnh. Chúng tôi hiểu rằng, việc vi phạm bản quyền âm nhạc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kênh Youtube của bạn. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt sự an tâm của Khách hàng lên hàng đầu. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua khó khăn và bảo vệ quyền lợi của mình.
Dịch vụ hỗ tư vấn pháp lý về vi phạm bản quyền âm nhạc tại Văn phòng luật sư tố tụng:
- Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về luật bản quyền âm nhạc, quy định của YouTube và các nền tảng chia sẻ video khác.
- Bảo vệ quyền lợi của bạn trong các vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền âm nhạc.
- Hỗ trợ bạn soạn thảo các loại đơn thư, hợp đồng liên quan đến bản quyền âm nhạc.
- Chúng tôi sẽ xây dựng một chiến lược pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể để bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn.
- Chúng tôi sẽ đại diện cho bạn trong các cuộc đàm phán và hòa giải với các bên liên quan.
Với dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi cam kết giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và nhanh chóng. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ nhé!